“Việt Nam 2045” và mục tiêu tự do kinh tế

Hoàng Lâm |

Lần đầu tiên cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng và đại diện các doanh nghiệp, trí thức bàn về một “Việt Nam phát triển cường thịnh vào năm 2045” được tổ chức hôm 6.3.

Cũng lần đầu tiên, Việt Nam vào nhóm có chỉ số tự do kinh tế trung bình trong bảng xếp hạng của Heritage Foundation (Mỹ). Trước đó, Việt Nam được xếp vào nhóm hầu như không có tự do kinh tế.

Tại bảng xếp hạng này, Việt Nam được cho là có tốc độ thăng tiến “thần kỳ” và nhanh hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của thế giới. Nếu như năm 2018, Việt Nam chỉ đứng thứ 141, năm 2019 vị trí 128, năm 2020 là 105 và đến năm nay là thứ hạng 90.

Tự do kinh tế cũng được cho là nền tảng phát triển, đặc biệt đối với kinh tế tư nhân. Để hướng đến tầm nhìn 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao như đã nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII thì càng phải đẩy nhanh tốc độ tự do kinh tế, hướng đến Top 30-50 nền kinh tế có tư do nhất toàn cầu.

Không phải là không có những e ngại. Bởi, chính trong phần phát biểu trước Thủ tướng tại cuộc gặp gỡ “Việt Nam 2045” nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cũng đặt thẳng vấn đề là mong muốn Chính phủ kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các khu vực kinh tế, giữa các doanh nghiệp với nhau. Cụ thể, trong nhận thức và đối xử, phải bình đẳng giữa DNTN và doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp FDI, không phân biệt, không kỳ thị trong đánh giá, trong nhìn nhận. Bình đẳng tiếp cận nguồn lực.

Trong đó, yêu cầu không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự, nếu làm đúng pháp luật thì phải bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp theo hiến pháp, pháp luật.

Trên thực tế, một trong những điểm sáng được ghi nhận thời gian qua, đặc biệt là trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ 2016 đến nay, đó chính là: Cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Nhưng tốc độ cải cách cần song hành, thậm chí là phải đi trước sự phát triển của doanh nghiệp.

Trước cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách “trao cơ hội phát triển cho mọi loại hình doanh nghiệp, đặc biệt giải phóng nguồn lực cho doanh nghiệp, người dân, các thành phần kinh tế như FDI, hợp tác xã, hộ cá thể… trong đó kinh tế tư nhân là một trong những thành phần quan trọng”. Chỉ khi được đối xử bình đẳng, được trao cơ hội, doanh nghiệp Việt mới có thể trở thành “khổng lồ” như cách đặt vấn đề của người đứng đầu Chính phủ.

Tăng cường tự do kinh tế đòi hỏi phải thực thi chính sách minh bạch. Trước hết là không biến các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân thành bao cấp, phục vụ “lợi ích nhóm” dưới mọi hình thức.

Đẩy nhanh tốc độ nhưng phải đi kèm với phát triển bền vững. Đó là hai nhiệm vụ rất khó khăn nhưng với nội lực và quyết tâm của Chính phủ, doanh nghiệp và từng người dân, mục tiêu đặt ra đến năm 2045 không phải là quá xa, không phải là kỳ vọng mà là một nhiệm vụ phải được bắt tay làm ngay từ bây giờ.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân

Theo chinhphu.vn |

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về Đề án đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế.

Tăng “vốn con người” để phát triển kinh tế số

Hải Linh |

Theo CEO ChatBot Lê Anh Tiến, dân số Việt Nam hiện nay trẻ hơn nhiều so với các quốc gia khác. Đây là một lợi thế rất lớn trong lĩnh vực công nghệ, là “bệ phóng” cho kinh tế số phát triển.

Cần sự liên kết mạnh mẽ để phát triển kinh tế biển hiệu quả

Xuân Hải |

Trao đổi với báo chí bên lề Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà, trong chiến lược phát triển kinh tế biển, các tỉnh, các khu vực cần phải có sự liên kết mạnh mẽ, “hiệp đồng tác chiến” thì lúc đó kinh tế biển mới đem đến hiệu quả cao nhất.

Năm 2021: Tiếp tục cắt giảm mạnh mẽ thủ tục hành chính, phát triển kinh tế

Vũ Long |

Nghị quyết 19 qua các năm đã tạo thành công cho mục tiêu cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển.

Hạ tầng giao thông Việt Nam sau 35 năm đổi mới: Đi trước một bước để thúc đẩy phát triển kinh tế

Văn Nguyễn |

Sau 35 năm Đổi mới và đặc biệt trong vòng 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 được đề ra tại Đại hội lần thứ XI của Đảng, hệ thống hạ thầng giao thông Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ và “lột xác” để phát triển theo cấp số nhân. Các tuyến quốc lộ được làm mới, hoặc mở rộng lên gấp nhiều lần so với trước. Từ lúc không có tuyến đường cao tốc, đến nay cả nước đã có gần 1.800km đường cao tốc.

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cánh chim bay trên quê hương Ronaldo

Minh Toàn |

Liệu một cô gái bé nhỏ từ Việt Nam có thể làm được chuyện gì ở một đất nước sản sinh ra những siêu sao bóng đá nổi tiếng thế giới như C.Ronaldo?

Cứu hộ thành công cụ bà 80 tuổi rơi xuống vực sâu ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Ngày 22.1, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã có báo cáo về việc cứu hộ thành công cụ bà N.T.H (SN 1943, TP.Buôn Ma Thuột) sau khi rơi xuống vực sâu.

Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân

Theo chinhphu.vn |

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về Đề án đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế.

Tăng “vốn con người” để phát triển kinh tế số

Hải Linh |

Theo CEO ChatBot Lê Anh Tiến, dân số Việt Nam hiện nay trẻ hơn nhiều so với các quốc gia khác. Đây là một lợi thế rất lớn trong lĩnh vực công nghệ, là “bệ phóng” cho kinh tế số phát triển.

Cần sự liên kết mạnh mẽ để phát triển kinh tế biển hiệu quả

Xuân Hải |

Trao đổi với báo chí bên lề Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà, trong chiến lược phát triển kinh tế biển, các tỉnh, các khu vực cần phải có sự liên kết mạnh mẽ, “hiệp đồng tác chiến” thì lúc đó kinh tế biển mới đem đến hiệu quả cao nhất.

Năm 2021: Tiếp tục cắt giảm mạnh mẽ thủ tục hành chính, phát triển kinh tế

Vũ Long |

Nghị quyết 19 qua các năm đã tạo thành công cho mục tiêu cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển.

Hạ tầng giao thông Việt Nam sau 35 năm đổi mới: Đi trước một bước để thúc đẩy phát triển kinh tế

Văn Nguyễn |

Sau 35 năm Đổi mới và đặc biệt trong vòng 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 được đề ra tại Đại hội lần thứ XI của Đảng, hệ thống hạ thầng giao thông Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ và “lột xác” để phát triển theo cấp số nhân. Các tuyến quốc lộ được làm mới, hoặc mở rộng lên gấp nhiều lần so với trước. Từ lúc không có tuyến đường cao tốc, đến nay cả nước đã có gần 1.800km đường cao tốc.