Về một “tài sản quốc gia” làm nên sức mạnh nền kinh tế

đào tuấn |

“Nền kinh tế của một quốc gia chỉ có thể lớn mạnh nếu Nhà nước tạo điều kiện và tôn trọng quyền tự do kinh doanh, liên tục củng cố và bảo vệ an toàn kinh doanh của người dân, doanh nghiệp để các chủ thể này lớn mạnh, vững vàng, trở thành rường cột”. Nhận định của TS Nguyễn Đình Cung, thành viên thường trực Tổ biên tập Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030.

Có lẽ, phải nhắc lại một con số ấn tượng. Đó là trong tuần làm việc đầu tiên của năm 2021, cả nước đã có tới 18.000 hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (DN) được xử lý; 2.100 DN thành lập. Con số này tăng 46% so với năm ngoái và tăng 55% so với cùng thời điểm bắt đầu thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2015.

Những thành công trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế năm 2020 là một điểm tựa, nhưng còn có một điều có thể khẳng định từ những con số đó: Đó là niềm tin của người dân.

Thành lập DN, cũng có nghĩa là người dân yên tâm bỏ tiền của đầu tư sản xuất kinh doanh, thay vì găm giữ tiền mặt hay “ống bơ vàng đút gầm giường”.

Tháng 4.2016, chỉ ngay sau khi nhậm chức, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có hai quyết định quan trọng. Đầu tiên, là cuộc gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp. Và thứ hai là chỉ đạo xem xét dừng hình sự hóa vụ chủ quán cà phê Xin Chào bị khởi tố.

Trong phiên họp Quốc hội 2 năm sau đó (ngày 1.11.2018), Thủ tướng yêu cầu “Cần rút kinh nghiệm sâu sắc và không để tái diễn vụ việc Con Cưng hay gần đây là vụ phạt tiền 90 triệu đồng đối với hành vi đổi 100 USD không đúng quy định...”.

Sự nhất quán với vai trò “kiến tạo” với các nghị quyết mạnh mẽ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhấn mạnh tới việc không hình sự hoá các quan hệ dân sự, kinh tế... trong suốt cả nhiệm kỳ vừa qua chính là những yếu tố tạo ra sự an tâm, những yếu tố làm nên niềm tin của người dân, doanh nghiệp.

TS Nguyễn Đình Cung, trên báo Pháp luật TPHCM khẳng định: “Văn kiện của Đại hội XIII xác định lấy cải cách, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước... Và cùng đó là phải bảo đảm quyền tự do kinh doanh và kiến tạo một môi trường kinh doanh an toàn.

TS Cung nói chúng ta có thể tin, rằng: Nếu thực hiện tốt những gì Đại hội XIII đề ra, nhất là trong chiến lược 2021-2030 thì DN, người dân sẽ càng đầu tư nhiều hơn, lớn hơn, dài hạn hơn.

Niềm tin nhân dân mà chúng ta đang có cần được gìn giữ. Bởi suy cho cùng, nó không chỉ là một “chìa khoá” mà còn là một “tài sản” làm nên sức mạnh nền kinh tế quốc gia.

đào tuấn
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia quốc tế: Nội lực của nền kinh tế Việt Nam ngày càng được củng cố

HẢi LINH |

Các chuyên gia quốc tế đang làm việc tại Việt Nam như: Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam - bà Caitlin Wiesen; Giám đốc Quốc gia Quỹ Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam - GS.TS Andreas Stoffers; Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam - ông Andrew Jeffries đều đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong năm 2020, đồng thời tin tưởng về triển vọng phục hồi sớm của kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Kỳ tích FDI - cú hích nâng quy mô nền kinh tế lên 13 lần

Văn Nguyễn |

Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành ngay sau chủ trương Đổi mới được đề ra tại Đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986 đánh dấu một bước chuyển mình căn bản về thể chế kinh tế thị trường, khơi thông các nguồn lực cũng như thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, nhất là khu vực tư nhân, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và đóng góp quan trọng vào thành tựu nâng quy mô nền kinh tế Việt Nam lên gấp 13 lần so với năm 1986.

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế

Cường Ngô |

Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương cho biết, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng. Minh chứng là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 đạt 544 tỉ USD, thặng dư cán cân thương mại hơn 19 tỉ USD, thu hút được khoảng 168 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, kinh tế tư nhân đang trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.

Thủ tướng: Việt Nam lọt top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới

Vương Trần - Quang Hiếu |

"Tạp chí The Economist tháng 8 năm 2020 đã xếp Việt Nam trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới", Thủ tướng nhấn mạnh điều này tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, sáng 28.12.

Cải cách thủ tục thuế, hải quan tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN

NGUYÊN ANH |

Thuế, hải quan là lĩnh vực tác động đến 100% doanh nghiệp, vì vậy việc cải cách, đơn giản hóa, minh bạch hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực này là vô cùng cấp thiết. Trong những năm qua, những cải cách của ngành Tài chính, đặc biệt trong 2 lĩnh vực này đã có bước ngoặt lớn, qua đó góp phần tạo môi trường kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp. Những nỗ lực này, trên thực tế, đã được “đong đếm” bằng những con số cụ thể, ý nghĩa.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Chuyên gia quốc tế: Nội lực của nền kinh tế Việt Nam ngày càng được củng cố

HẢi LINH |

Các chuyên gia quốc tế đang làm việc tại Việt Nam như: Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam - bà Caitlin Wiesen; Giám đốc Quốc gia Quỹ Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam - GS.TS Andreas Stoffers; Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam - ông Andrew Jeffries đều đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong năm 2020, đồng thời tin tưởng về triển vọng phục hồi sớm của kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Kỳ tích FDI - cú hích nâng quy mô nền kinh tế lên 13 lần

Văn Nguyễn |

Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành ngay sau chủ trương Đổi mới được đề ra tại Đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986 đánh dấu một bước chuyển mình căn bản về thể chế kinh tế thị trường, khơi thông các nguồn lực cũng như thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, nhất là khu vực tư nhân, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và đóng góp quan trọng vào thành tựu nâng quy mô nền kinh tế Việt Nam lên gấp 13 lần so với năm 1986.

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế

Cường Ngô |

Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương cho biết, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng. Minh chứng là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 đạt 544 tỉ USD, thặng dư cán cân thương mại hơn 19 tỉ USD, thu hút được khoảng 168 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, kinh tế tư nhân đang trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.

Thủ tướng: Việt Nam lọt top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới

Vương Trần - Quang Hiếu |

"Tạp chí The Economist tháng 8 năm 2020 đã xếp Việt Nam trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới", Thủ tướng nhấn mạnh điều này tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, sáng 28.12.

Cải cách thủ tục thuế, hải quan tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN

NGUYÊN ANH |

Thuế, hải quan là lĩnh vực tác động đến 100% doanh nghiệp, vì vậy việc cải cách, đơn giản hóa, minh bạch hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực này là vô cùng cấp thiết. Trong những năm qua, những cải cách của ngành Tài chính, đặc biệt trong 2 lĩnh vực này đã có bước ngoặt lớn, qua đó góp phần tạo môi trường kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp. Những nỗ lực này, trên thực tế, đã được “đong đếm” bằng những con số cụ thể, ý nghĩa.