Vận động viên bị ăn chặn tiền thưởng, còn bao nhiêu "cây kim trong bọc" của ngành Thể thao?

LÊ VINH |

Ngay những ngày đầu năm mới 2024, thể thao Việt Nam lại “vỡ” một câu chuyện khác và tất nhiên, chẳng vui vẻ chút nào.

Vận động viên môn Thể dục dụng cụ Phạm Như Phương tuyên bố giải nghệ ở tuổi 20 và khẳng định, đó là quyết định đã được “suy nghĩ kĩ chứ không hề bốc đồng”. Ở chiều thông tin phát đi, 20 có thể vẫn còn trẻ tuổi đời, nhưng với 13 năm tập luyện, thi đấu và trải qua nhiều chuyện nội bộ, thật khó để nhìn vào đó như một sự bốc đồng.

Rõ ràng, đó là một sự chịu đựng kéo dài trước khi - chỉ vì một vấn đề khác, khiến câu chuyện được bung ra và trở nên nghiêm trọng.

Cơ quan quản lý của ngành Thể thao đã vào cuộc, những quyết định ban đầu đã được đưa ra. Dĩ nhiên, không thể vui, dù trong bất kỳ phương diện nào, với bất kỳ cá nhân nào, kể cả từ phía vận động viên, người vẫn gọi huấn luyện viên của mình là “mẹ”.

Ở đây, chúng ta không phán xét về hành động “thu phế” từ tiền thưởng hay thu tiền quỹ một cách khó hiểu của huấn luyện viên để làm gì, cũng không bàn sâu chuyện vận động viên rơi vào trạng thái “giọt nước tràn ly” để đối đầu người thân với mình trong nhiều năm. Câu chuyện ở đây là, với ngành Thể thao, còn bao nhiêu “cây kim vẫn chưa chọc thủng lớp bọc”?

Dấu hỏi về công tác quản lý, kiểm tra, giám sát. Hẳn nhiên, báo cáo mỗi năm đều rất dài về thành tích, nhưng trong tham vọng đưa nền thể thao nước nhà đi lên, chính những vấn đề trong nền tảng, từ cơ sở, từ chân đế lại làm suy yếu đến từng chi tiết - từ tài năng, tinh thần của vận động viên cho đến niềm tin của người hâm mộ.

Phải chăng, cơ quan lãnh đạo của ngành Thể thao vẫn cứ phải chạy theo và xử lý từng vụ việc được phát hiện một cách nhỏ lẻ, mà không có hành động nào thể hiện được sự nghiêm khắc đối với những vi phạm?

Mới nửa cuối năm ngoái thôi, chuyện cắt xén tiền ăn của vận động viên ở đội bóng bàn trẻ quốc gia đã khiến cả xã hội quan tâm. Và rồi, khi các huấn luyện viên của đội chỉ phải nhận quyết định thôi không làm nhiệm vụ nữa, đồng thời trả lại số tiền “giữ hộ các vận động viên”, nó như một sự… hòa cả làng vậy.

Cũng giống như đề xuất “cho khắc phục hậu quả, giảm xử lý hình sự trong phòng chống tham nhũng”, yếu tố răn đe là không đủ trọng lượng. Người ta hoàn toàn nghĩ đến một phương án khác, chứ không hề sợ.

Và một trong những gạch đầu dòng của kết luận là “tiếp tục rà soát”…

Thế nhưng, sau tiết lộ của vận động viên Như Phương - được tiếp nối bởi một số cựu vận động viên khác về vấn đề tương tự, người ta hiểu rằng, vẫn còn nhiều, rất nhiều, cây kim khác đang tồn tại, tạo nên sự nhức nhối trong một nhóm, một bộ phận nào đó. Chỉ chờ đến khi vượt quá sức chịu đựng là sẽ lòi ra…

Và xã hội lại xôn xao, cơ quan quản lý lại phải “chạy theo”…

LÊ VINH
TIN LIÊN QUAN

Khi sự “cay đắng” trong thể thao đến từ việc vận động viên bị ăn chặn

Hoàng Văn Minh |

Vừa dứt chuyện huấn luyện viên “ăn chặn” khẩu phần ăn của vận động viên, thể thao Việt Nam lại có bê bối mới khi một vận động viên thể dục dụng cụ tố phải nộp 10% tiền thưởng huy chương cho thầy của mình.

Từ vụ việc Phạm Như Phương giải nghệ và chuyện quản lý vận động viên

HOÀI VIỆT |

Vận động viên Phạm Như Phương là một trường hợp điển hình liên quan đến chuyện huấn luyện viên hay vận động viên, người lao động thực hiện việc ra nước ngoài theo mục đích cá nhân nhưng không báo cáo đầy đủ bằng văn bản, giấy tờ xin phép đúng quy chế.

Cục Thể dục Thể thao yêu cầu giải trình vụ ăn chặn tiền thưởng của vận động viên

AN NGUYÊN |

Liên quan đến sự việc vận động viên Phạm Như Phương tố huấn luyện viên thể dục dụng cụ ăn chặn tiền thưởng, lãnh đạo Cục Thể dục Thể thao yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát và làm rõ thông tin.

Chợ nhà giàu nằm ở khu đất vàng TPHCM nhộn nhịp dịp cận Tết

Ngọc Lê - Thanh Chân |

TPHCM - Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2024, tại chợ Tôn Thất Đạm (Quận 1), nhộn nhịp người dân và du khách đến tham quan, mua sắm. Đây là khu chợ nổi tiếng ở TPHCM, nằm giữa những tòa nhà cao tầng sầm uất.

Công an làm việc với người đàn ông livestream rao bán 7.000 xe tang vật ở TPHCM

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 19.1, Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự Công an Quận 11 đang phối hợp cùng các đơn vị liên quan vào cuộc, xử lý vụ một người đàn ông livestream trên mạng xã hội rao bán 7.000 xe thanh lý trong bãi xe vi phạm.

Phó Giám đốc Sở TTTT TP Hà Nội nói về vụ TikToker tố bị đuổi khỏi quán ăn

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội cho biết, Sở đã tiếp nhận thông tin về sự việc nam TikToker tố bị chủ quán phở đuổi vì ngồi xe lăn; hiện thanh tra đang xác minh sự việc với các bên.

Hà Nội có hoàn thành được 404,8km đường sắt đô thị trong 12 năm tới

Tô Thế |

Theo quy hoạch, TP Hà Nội có 10 tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) với tổng chiều dài khoảng 417,8km, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 40,5 tỉ USD.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang thăm, tặng quà Tết tại tỉnh Trà Vinh

HOÀNG LỘC |

Ngày 19.1, Đoàn công tác Trung ương do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm Trưởng đoàn cùng Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Thái Thu Xương đã đến thăm và tặng quà cho người dân, công nhân lao động trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Khi sự “cay đắng” trong thể thao đến từ việc vận động viên bị ăn chặn

Hoàng Văn Minh |

Vừa dứt chuyện huấn luyện viên “ăn chặn” khẩu phần ăn của vận động viên, thể thao Việt Nam lại có bê bối mới khi một vận động viên thể dục dụng cụ tố phải nộp 10% tiền thưởng huy chương cho thầy của mình.

Từ vụ việc Phạm Như Phương giải nghệ và chuyện quản lý vận động viên

HOÀI VIỆT |

Vận động viên Phạm Như Phương là một trường hợp điển hình liên quan đến chuyện huấn luyện viên hay vận động viên, người lao động thực hiện việc ra nước ngoài theo mục đích cá nhân nhưng không báo cáo đầy đủ bằng văn bản, giấy tờ xin phép đúng quy chế.

Cục Thể dục Thể thao yêu cầu giải trình vụ ăn chặn tiền thưởng của vận động viên

AN NGUYÊN |

Liên quan đến sự việc vận động viên Phạm Như Phương tố huấn luyện viên thể dục dụng cụ ăn chặn tiền thưởng, lãnh đạo Cục Thể dục Thể thao yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát và làm rõ thông tin.