Tượng đài, tượng ngành: Một câu chuyện buồn

Anh Đào |

Cả nước có trên dưới 400 tượng đài từ chục tỉ đến ngàn tỉ đồng. Và xem ra, bên những câu chuyện buồn huyện nghèo xây tượng đài, bên cạnh những tượng đài ngàn tỉ bỏ hoang, giờ lại có thêm chuyện tượng ngành nữa.

Báo hôm nay lại vừa đưa hình ảnh công trường tượng đài Chiến thắng Khâm Đức ở Phước Sơn, Quảng Nam. Nó ngổn ngang như một bãi chiến trường.

Năm 2017, tượng đài này rục rịch khởi công, dự toán ban đầu 14 tỉ đồng.

Đến nay, nó cứ lăn lóc, mỗi năm ném ra vài tỉ từ ngân sách địa phương.

Số tiền 14 tỉ thì sao? Tới nay, nó có thêm khoản “chưa kể”: Chưa kể “Nhiều chi phí phát sinh anh em chưa tính toán được”- lời ông Nguyễn Quảng, Phó chủ tịch UBND huyện Phước Sơn.

Huyện xây tượng đài làm gì? Nhằm mục đích “giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và giúp địa phương phát triển du lịch”.

Giáo dục truyền thống cách mạng, phát triển du lịch... một lý do rất quen, luôn mẫu số chung mang tính chất lý do, luôn là lời giải thích về sự cần thiết ở hầu hết các công trình quảng trường, tượng đài.

Cái lý do ấy, khiến cho việc đầu tư xây dựng, phải dùng một chữ là bất chấp: Bất chấp khả năng kinh tế.

Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng có lần đưa ra ước tính cả nước có khoảng 400 tượng đài với quy mô từ chục tỉ đến vài trăm tỉ, thậm chí, cả những tượng đài ngàn tỉ trong một phong trào kéo dài suốt 15 năm ở khắp các địa phương. Rầm rộ đến mức không tỉnh, thành nào là không có tượng đài. Phong trào đến nỗi có tỉnh còn tị nạnh nhau vì không có tượng đài.

Nói đến tượng đài, không thể không nhắc tới tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, không thể không nhắc đến con số 100 tấn đồng đã bị rút ruột, gây thất thoát 2,7 tỉ đồng.

220 tấn mà rút ruột tới 100 tấn. Một kỷ lục kinh khủng.

Nói đến tượng đài, không thể không nhắc đến con số 1.400 tỉ mà một địa phương nghèo hàng năm vẫn xin nhận ngân sách trung ương quyết tâm làm. Lại càng không thể không nói đến tượng đài 1.500 tỉ đang bỏ hoang ở Ninh Bình.

Kiến trúc sư Nguyễn Thanh Tùng đã nhìn đúng vấn đề: Việc quyết định chủ trương xây dựng tượng đài thường theo ý chí chủ quan của lãnh đạo, mà không xuất phát từ ý nguyện của cộng đồng và khả năng kinh tế.

Mấy hôm nay, sau các cuộc tranh luận về việc dựng tượng đài vua Lý Thái Tông, biểu tượng công lý, và dựng tượng các cố chánh án thì thêm một vấn đề nữa được đặt ra: tượng ngành.

Không lẽ ngành tòa án có thể dựng tượng thì các ngành khác lại không?!

Năm 2017, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch lần đầu tiên nói về một Quy hoạch tượng đài Quốc Tổ Hùng Vương và danh nhân anh hùng dân tộc.

Có lẽ, đúng là cần thiết phải có một quy hoạch nghiêm túc. Để ít nhất tránh được tình trạng “ồ ạt, quy mô, tốn kém”, trong khi “chưa đánh giá được hiệu quả”- như nhận định của Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Chánh án Nguyễn Hòa Bình: Dựng tượng vua bằng đóng góp của cán bộ ngành

Việt Dũng |

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao cho hay, việc xây dựng bức tượng vua Lý Thái Tông nếu có trong tương lai, sẽ bằng sự đóng góp của cán bộ, không phải ngân sách Nhà nước.

Tòa Tối cao: Không có chủ trương dựng tượng vua trong toàn ngành

Việt Dũng |

Tòa án nhân dân Tối cao giải tỏa những thắc mắc của dư luận trong việc lấy ý kiến đúc tượng vua Lý Thái Tông làm biểu tượng cho công lý và chỉ dựng tại trụ sở mới.

Biểu tượng công lý: Vua Lý hay nữ thần công lý

Anh Đào |

Công lý là thứ xưa nay con người hướng tới. Đông tây kim cổ xưa nay biểu tượng công lý chưa bao giờ mang một khuôn mặt cụ thể của một ai đó.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình: Dựng tượng vua bằng đóng góp của cán bộ ngành

Việt Dũng |

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao cho hay, việc xây dựng bức tượng vua Lý Thái Tông nếu có trong tương lai, sẽ bằng sự đóng góp của cán bộ, không phải ngân sách Nhà nước.

Tòa Tối cao: Không có chủ trương dựng tượng vua trong toàn ngành

Việt Dũng |

Tòa án nhân dân Tối cao giải tỏa những thắc mắc của dư luận trong việc lấy ý kiến đúc tượng vua Lý Thái Tông làm biểu tượng cho công lý và chỉ dựng tại trụ sở mới.

Biểu tượng công lý: Vua Lý hay nữ thần công lý

Anh Đào |

Công lý là thứ xưa nay con người hướng tới. Đông tây kim cổ xưa nay biểu tượng công lý chưa bao giờ mang một khuôn mặt cụ thể của một ai đó.