Tự tử vì trượt Đại học: Bao giờ hết "nỗi ám ảnh bằng cấp"?

Linh Anh |

Một cô gái trẻ ở Thăng Bình tỉnh Quảng Nam treo cổ tự tử sau khi biết không trúng tuyển vào Đại học. Đó là kết cục quá sốc dù đây không phải là lần đầu chuyện tương tự xảy ra. Nỗi ám ảnh phải vào Đại học bằng được, bằng mọi giá tạo ra áp lực kinh khủng. Và dù vậy, chưa có một nghiên cứu nghiêm túc nào để bàn thật kỹ, thật sâu nhằm ngăn chặn hiện tượng này.

6 năm trước, con trai một chủ tiệm vàng ở Đức Mộ, Quảng Ngãi đã mua 4 lít xăng đem lên phòng riêng rồi khóa cửa, tự thiêu. Nguyên nhân ban đầu được xác định do thi trượt đại học nên em có tâm trạng chán nản, buồn rầu rồi dẫn tới hành vi trên.

Hai trường hợp nêu trên khác nhau về hoàn cảnh, gia đình cô gái trẻ ở Quảng Nam khá khó khăn, còn chàng trai ở Quảng Ngãi là công tử nhà giàu. Nhưng họ đều chịu một áp lực, từ gia đình, xã hội là phải vào Đại học và kết cục đều đau buồn như nhau.

Theo thống kê chưa đầy đủ, có đến 40% số học sinh sinh viên bị ảnh hưởng bởi rối loạn lo âu do thi cử, đặc biệt là trong các kỳ thi quan trọng. Bên cạnh đó, con số các bệnh nhân đến khám tâm thần vì sốc, hay trầm cảm do trượt đại học cũng tăng đáng kể.

Trách nhiệm đầu tiên thuộc về gia đình nhưng trách nhiệm của ngành giáo dục ở đâu?

Hãy xem lại vấn đề của kỳ thi năm nay khi mà 9 điểm/môn vẫn có thể trượt Đại học- đó là bất thường. Phải chăng do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên đề thi tốt nghiệp THPT năm nay được điều chỉnh cho dễ hơn? Để rồi có những cơn mưa điểm 9,10 còn các trường Đại học lại lấy chính điểm này để xét tuyển.

Một kỳ thi mà tính phân loại thấp phải được cho là một kỳ thi thất bại.

Phương pháp tuyển sinh 2 trong 1 đã cho thấy hệ luỵ: năm ngoái là gian lận điểm thi ở nhiều địa phương, năm nay là chuyện điểm số. Ai thừa nhận đó là những thất bại?

Nhưng còn một câu chuyện khác, từ nhiều năm nhưng không thay đổi: đó là việc đào tạo Đại học không hề căn cứ vào nhu cầu thị trường lao động. Các trường tuyển sinh ào ào nhưng ra trường có việc làm hay không thì…kệ. Thế nên trong khi nguồn nhân lực chất lượng, có tay nghề cao, thợ giỏi đang rất thiếu thì chúng ta đang thừa cử nhân. Thừa tới trên 200.000 cử nhân mỗi năm.

Và tất nhiên, đi kèm theo nó là những câu chuyện khôi hài: cử nhân chạy xe ôm công nghệ đầy đường, hoặc tốt nghiệp Đại học thì không có việc làm thì học tiếp làm Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Dư thừa nguồn lao động có bằng cấp cao không chỉ là sự lãng phí nguồn lực cho nền kinh tế mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề xã hội.

Không giải quyết được “nỗi ám ảnh bằng cấp”, không cần bằng được cung- cầu giữa tuyển sinh Đại học và thị trường lao động, chúng ta sẽ còn phải chứng kiến những cú sốc đau lòng như các trường hợp tự tử sau mỗi kỳ thi.

Linh Anh
TIN LIÊN QUAN

Đại học Bách Khoa Hà Nội có bài kiểm tra tư duy trong kỳ tuyển sinh 2021?

HOÀI ANH - TÔ THẾ |

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị duy nhất tổ chức kiểm tra tư duy trong kỳ tuyển sinh năm 2020. Liệu đến năm 2021, trường có còn duy trì hình thức tuyển sinh này?

Tự chủ tuyển sinh, điểm chuẩn Đại học Bách Khoa Hà Nội tăng "choáng"?

HOÀI ANH - TÔ THẾ |

Liên quan đến việc điểm chuẩn Đại học Bách Khoa Hà Nội tăng "sốc", có ngành lấy 29,04 điểm, PGS Nguyễn Phong Điền - Phó Hiệu trưởng nhà trường đã có những lý giải về vấn đề này.

26 điểm vẫn trượt đại học, lưu ý gì khi xét tuyển bổ sung đợt 2?

Tuyết Anh |

Điểm chuẩn đại học 2020 tăng "sốc" là nguyên nhân khiến nhiều thí sinh điểm cao vẫn trượt đại học trong ngỡ ngàng. Tuy vậy, cơ hội vẫn chưa đóng lại với các em khi nhiều trường bắt đầu thông báo xét tuyển bổ sung đợt 2.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Đại học Bách Khoa Hà Nội có bài kiểm tra tư duy trong kỳ tuyển sinh 2021?

HOÀI ANH - TÔ THẾ |

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị duy nhất tổ chức kiểm tra tư duy trong kỳ tuyển sinh năm 2020. Liệu đến năm 2021, trường có còn duy trì hình thức tuyển sinh này?

Tự chủ tuyển sinh, điểm chuẩn Đại học Bách Khoa Hà Nội tăng "choáng"?

HOÀI ANH - TÔ THẾ |

Liên quan đến việc điểm chuẩn Đại học Bách Khoa Hà Nội tăng "sốc", có ngành lấy 29,04 điểm, PGS Nguyễn Phong Điền - Phó Hiệu trưởng nhà trường đã có những lý giải về vấn đề này.

26 điểm vẫn trượt đại học, lưu ý gì khi xét tuyển bổ sung đợt 2?

Tuyết Anh |

Điểm chuẩn đại học 2020 tăng "sốc" là nguyên nhân khiến nhiều thí sinh điểm cao vẫn trượt đại học trong ngỡ ngàng. Tuy vậy, cơ hội vẫn chưa đóng lại với các em khi nhiều trường bắt đầu thông báo xét tuyển bổ sung đợt 2.