Từ “nghĩ giống” sang “nghĩ khác” là một thay đổi lớn

LÊ THANH PHONG |

“Việt Nam đang đẩy mạnh đổi mới giáo dục... Một trong các đổi mới quan trọng là cho các em ngay từ bé ý thức được thế giới tương lai sẽ khó đoán định trước, để thay vì chỉ học một cách thụ động, một cách vâng lời, thì bây giờ phải biết nghĩ khác đi”, đó là một trong những nội dung Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi tại phiên thảo luận về “Tương lai việc làm Châu Á” tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN sáng 13.9.

Một ý ngắn thôi, nhưng nêu một quan điểm rất quan trọng đối với giáo dục. 

Bao lâu nay cha mẹ dạy con cái, thầy cô dạy cho học trò theo cách thụ động, có nghĩa là áp đặt một chiều, trên nói là dưới vâng lời, và cho đó là con ngoan, trò giỏi. Lối giáo dục một chiều đó khó có thể sản sinh ra những bộ óc sáng tạo, và tất nhiên sẽ ít làm ra được những sản phẩm có giá trị phát minh mang tầm nhân loại.

Giáo dục không còn là bắt học trò phải “nghĩ giống”, mà đổi mới thành “nghĩ khác”.

Sự đổi mới này không phải là cần thiết mà cấp thiết, vì thế giới vận động không ngừng, là “khó đoán định trước”, cho nên những cái có giá trị ngày hôm nay có thể bị phủ định vào ngày mai. Có những sản phẩm bị “đột tử” vì công nghệ mới ra đời. Rồi đây, thế hệ robot mới có thể làm thay được những việc mà con người đảm nhận từ trước đến nay, có nghĩa là ai thụ động trước sự thay đổi sẽ không tồn tại.

Cho nên, giáo dục cho đứa trẻ nghĩ khác để chuẩn bị cho một cá nhân, một công dân chủ động và sáng tạo trong tương lai. Nghĩ khác để không làm lại cái cũ, cái lạc hậu lỗi thời, để tiếp cận cái mới, phát minh ra cái mới.

Nhưng để thay từ “nghĩ giống” bằng “nghĩ khác” hoàn toàn không dễ dàng. Bởi vì nó đòi hỏi sự chuyển đổi của cả một hệ thống giáo dục, không phải là ý chí hay nhận thức của một cá nhân. Một chương trình giáo dục để giúp cho học sinh nghĩ khác, môi trường giáo dục để học sinh tự khai mở đầu óc, đội ngũ giáo viên không bảo thủ, giáo điều, mà gợi mở cho học trò nghĩ khác.

Thế giới thay đổi cho nên bất cứ ai, dù thủ đắc tri thức bậc cao cũng sẽ bị lạc hậu, vì vậy Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, phải tiếp tục học tập, học cho đến già. Một quốc gia có được lớp trẻ biết cách nghĩ khác từ nhỏ, có thế hệ lớn tuổi biết tiếp cận tri thức để không bị trì trệ, bảo thủ, thì sẽ độc lập, tự chủ và bắt kịp được các cuộc cách mạng về khoa học, công nghệ, trước mắt là cách mạng công nghiệp 4.0.

LÊ THANH PHONG
TIN LIÊN QUAN

Do khó khăn, khoảng 450.000 lao động ở lại Bình Dương ăn Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, có khoảng 450.000 lao động ngoại tỉnh không về quê dịp Tết. Nguyên nhân số lượng lớn công nhân ở lại Bình Dương ăn Tết do điều kiện kinh tế, cuộc sống còn nhiều khó khăn, không đủ chi phí để về quê.

Hà Nội: Tấp nập người mua, kẻ bán tại chợ hoa Hoàng Hoa Thám ngày cận Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

Những ngày cuối năm, đường Hoàng Hoa Thám trở nên rất náo nhiệt và nhộn nhịp, nhiều người dân Hà Nội đã tới đây mua sắm các cây cảnh, hoa cảnh để trang trí dịp Tết Quý Mão 2023.

Trung Quốc mở cửa và lãi suất chi phối thị trường hàng hóa 2023

Song Minh |

Lãi suất của Fed và việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là những biến số chính trên thị trường hàng hóa toàn cầu trong năm nay, sau khi nhiều mặt hàng thiết lập mức cao lịch sử vào năm 2022 do lạm phát và chiến sự Ukraina.

Tóc Tiên: “Tết tôi thường cùng chồng về Hà Nội đón năm mới”

Mi Lan |

Nữ ca sĩ Tóc Tiên chia sẻ, cô thích khí hậu se lạnh, những món ăn đường phố ở Hà Nội. Tóc Tiên thường cùng chồng là nhà sản xuất âm nhạc Hoàng Touliver về Hà Nội đón năm mới.

Chợ đầu mối Long Biên tấp nập ngày cận Tết, cửu vạn làm không ngơi tay

Minh Hà - Việt Anh |

Tại chợ Long Biên ngày cận Tết, xe chở hàng về các chợ đầu mối càng đông, nối đuôi nhau thành một hàng dài. Không khí làm việc tại đây luôn khẩn trương, tất bật. Cửu vạn làm không nghỉ tay.

Nỗi niềm của du học sinh xa xứ: Thèm hương vị Tết quê nhà

Nhung Phùng |

Tết là dịp để mọi người sum vầy, ôn lại chuyện cũ, chúc nhau năm mới may mắn, bình an. Đối với những du học sinh học tập xa quê, đã lâu họ chưa được đón Tết trọn vẹn bên gia đình.

Những giải pháp nào vực dậy thị trường bất động sản năm 2023?

Bảo Chương |

Vướng mắc pháp lý của thị trường bất động sản hiện nay là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở mà nếu không có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.