Từ luận án tiến sĩ về áp lực áo ngực nghĩ về thói quen mạt sát

Lê Thanh Phong |

Sự việc gây "chấn động" dư luận mấy hôm nay là luận án tiến sĩ về áo ngực của phụ nữ.

Luận án tiến sĩ ngành Công nghệ dệt, may có tiêu đề "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực" của một nghiên cứu sinh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được dư luận quan tâm, đặt nhiều câu hỏi liên quan và  tranh luận sôi nổi.

Tranh luận trước một đề tài nghiên cứu cấp tiến sĩ, lại liên quan đến bộ ngực của nữ sinh, cho nên có lắm chuyện để bàn.

Đâu chỉ có luận án tiến sĩ, vú còn có tính sử học.

"Lịch sử vú", cuốn sách của nữ tác giả Marilyn Yalom (Mỹ), nữ dịch giả Nguyễn Thị Minh, Nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam và nữ tiến sĩ văn chương Nguyễn Thị Tịnh Thy giới thiệu.

Sách được cho là một công trình hấp dẫn về vú phụ nữ, có 9 chương: "Vú linh thiêng", "Vú gợi dục", "Vú tâm lý", "Vú thương mại", "Vú y học", "Vú tự do" và "Vú trong khủng hoảng"...

Nữ sĩ Nguyễn Thị Tịnh Thy giới thiệu trên Tuổi Trẻ: "Vú là nguồn cảm hứng bất tận của hội họa. Với các họa sĩ thời Phục hưng, bầu vú mang lại "một cảm giác mới về vẻ đẹp nữ tính", bầu vú "là một phần của khuôn mặt". Vú có thể làm tan chảy những con người sắt đá nhất"

Nhưng cái hay còn ở chỗ, đó là góc nhìn thương mại của nó.

Và chính người giới thiệu sách đã chỉ ra rằng: "Vú có khả năng thương mại gần như vô tận. Chúng không chỉ sinh ra các sản phẩm liên quan, chẳng hạn như áo vú và kem dưỡng thể, mà khi được đặt bên cạnh xe hơi, đồ uống, nghệ thuật, truyền thông, giải trí và tất tần tật những gì khác, chúng cũng thúc đẩy doanh số bán những mặt hàng đó.

Vậy thì, một công trình nghiên cứu để cho ra một sản phẩm ứng dụng, sản xuất áo ngực phục vụ cho vú của phụ nữ là một việc bình thường và cần thiết. Ngành dệt may tất nhiên cần những công trình nghiên cứu đó để sản xuất ra áo ngực, bán ra thị trường đạt doanh số cao. Nó không chỉ là làm đẹp cho phụ nữ, mà còn bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn những căn bệnh có liên quan đến hai "tòa thiên nhiên" này.

Hãy cứ đưa ra những câu hỏi, đặt vấn đề và tranh luận, nhưng không nên nặng lời, mạt sát tác giả và các giáo sư hướng dẫn khi chúng ta chưa biết nhiều về một lĩnh vực quá sâu ngoài kiến văn và sở học của mình.

Đồng ý đã có nhiều đề tài tiến sĩ không có thực chất, chỉ nở ra từ những "lò ấp" phục vụ cho thói chuộng hư danh và thăng tiến của một số người không có thực tài, nhưng cũng có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, không nên vội vàng phán xét.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Viện trưởng Dệt may: Luận án tiến sĩ nghiên cứu áo ngực có giá trị khoa học và thực tiễn

Trang Hà |

Đó là khẳng định của PGS.TS Phan Thanh Thảo - Viện trưởng Viện Dệt may - Da giầy và thời trang, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội về luận án tiến sĩ có tiêu đề "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực".

Tranh luận về luận án tiến sĩ nghiên cứu áo ngực ở Đại học Bách khoa Hà Nội

Trang Hà |

Luận án tiến sĩ ngành Công nghệ dệt, may có tiêu đề "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực" của một nghiên cứu sinh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đang khiến nhiều người tranh luận.

Các giáo sư, tiến sĩ tự phong và sự hoang tưởng

Việt Văn |

Bạn “phím nghiệp”, chê thơ một giáo sư (GS) và bị một cô chắc là học trò vào mắng te tua, thậm chí còn nghi ngờ bằng cấp của bạn, trong khi chuyện đó chả liên  quan. Vị GS đó thực ra là 1 người “biết tuốt” từ Đông Tây kim cổ, viết đủ loại từ thơ thiền, thơ Phật, tản văn, truyện ngắn… ngày nào cũng “post” một bài thơ lên Facebook, nhưng số like cứ thưa thớt dần vì thực ra đó là “vè” chứ không phải thơ, theo kiểu gặp đâu nói đấy, bức xúc búa xua.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Viện trưởng Dệt may: Luận án tiến sĩ nghiên cứu áo ngực có giá trị khoa học và thực tiễn

Trang Hà |

Đó là khẳng định của PGS.TS Phan Thanh Thảo - Viện trưởng Viện Dệt may - Da giầy và thời trang, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội về luận án tiến sĩ có tiêu đề "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực".

Tranh luận về luận án tiến sĩ nghiên cứu áo ngực ở Đại học Bách khoa Hà Nội

Trang Hà |

Luận án tiến sĩ ngành Công nghệ dệt, may có tiêu đề "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực" của một nghiên cứu sinh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đang khiến nhiều người tranh luận.

Các giáo sư, tiến sĩ tự phong và sự hoang tưởng

Việt Văn |

Bạn “phím nghiệp”, chê thơ một giáo sư (GS) và bị một cô chắc là học trò vào mắng te tua, thậm chí còn nghi ngờ bằng cấp của bạn, trong khi chuyện đó chả liên  quan. Vị GS đó thực ra là 1 người “biết tuốt” từ Đông Tây kim cổ, viết đủ loại từ thơ thiền, thơ Phật, tản văn, truyện ngắn… ngày nào cũng “post” một bài thơ lên Facebook, nhưng số like cứ thưa thớt dần vì thực ra đó là “vè” chứ không phải thơ, theo kiểu gặp đâu nói đấy, bức xúc búa xua.