Trường Đại học Quảng Bình nợ lương, hậu quả của chất lượng đào tạo thấp

Lê Thanh Phong |

Trường Đại học Quảng Bình nợ lương người lao động kéo dài từ 2 tháng đến 6,5 tháng, đến nay vẫn chưa giải quyết được bế tắc.

105 viên chức và người lao động chưa được nhận lương. Trong đó, 75 viên chức bị nợ lương 6,5 tháng, 30 viên chức bị nợ lương 6 tháng, 15 lao động hợp đồng bị nợ lương 2 tháng.

Vì sao nợ lương? Do nguồn thu không có nên dự kiến các tháng 1 đến tháng 3 năm 2024, nhà trường không thể chi trả tiền lương cho người lao động.

Vì sao nguồn thu không có? Nói thẳng ra là không tuyển sinh được. Vì sao không tuyển sinh được? Cũng nói thẳng băng là chất lượng đào tạo không đủ sức cạnh tranh.

Tỉnh Quảng Bình chỉ chi trả cho số 99 người hưởng lương từ ngân sách. Số người do trường tuyển dụng, trường phải tự giải quyết. Nhưng ngặt một nỗi, tự chủ tài chính không phải dễ dàng, nếu không tuyển sinh được theo mục tiêu, kế hoạch.

Khi đã sa sút, một trường đại học phải chịu thêm nhiều áp lực. Giảng viên có chuyên môn giỏi bỏ đi tìm nơi khác có thu nhập tốt hơn, chất lượng đào tạo tiếp tục đi xuống.

Trường Đại học Quảng Bình không phải là trường đầu tiên rơi vào hoàn cảnh này, có nhiều trường đã và đang lâm nguy.

Điển hình năm 2023, Trường Đại học Tây Nguyên thiếu gần 600 chỉ tiêu. Trường Đại học Phú Yên kết thúc tuyển sinh đợt 1 với 360 thí sinh trúng tuyển, trong khi chỉ tiêu là 560. Trường Đại học Bạc Liêu, có một số ngành chỉ tuyển được vài thí sinh. Trường Đại học Hà Tĩnh cũng không tuyển đủ chỉ tiêu, có 2 ngành trường không thể mở lớp do không có thí sinh trúng tuyển...

Vì sao vậy? Một thời phát triển đại học như nấm sau mưa, địa phương nào cũng có một trường đại học cho "bằng chị bằng em". Do thành lập trường vội vàng, không tính toán đến đội ngũ giảng viên, năng lực về chuyên môn, cho nên không thu hút được sinh viên. Không có nguồn thu thì không có tiền để phát triển, lương còn không đủ trả nói chi đến chuyện xa vời là nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.

Không trả tiền lương, giờ dạy cao, không thu hút được giảng viên giỏi.

Thiếu chỉ tiêu, nhiều trường "vơ bèo vạt tép", đầu vào yếu, đầu ra chất lượng không cao, không có niềm tin trên thị trường lao động. Cầm tấm bằng đại học nhưng không xin được việc làm do bị chê tốt nghiệp trường "cấp ba rưỡi", vì thế mỗi năm, tuyển sinh càng khó.

Nhưng xét cho cùng, đó cũng là quy luật của thị trường, không có chuyện cứ treo biển "đại học" là như nhau. "Khách hàng" ngày nay lựa chọn sản phẩm có chất lượng, phụ huynh bỏ tiền ra cho con cái mua kiến thức thì phải đúng giá.

Có nhiều trường đại học ra đời, cũng sẽ có nhiều trường đóng cửa. Đã cạnh tranh ắt có thành công và thất bại, trường nào không tự thay đổi, nâng cao chất lượng đào tạo sẽ bị "khách hàng" quay lưng. Đó cũng là điều tốt cho giáo dục đại học của đất nước mà thôi.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Viên chức và người lao động tại Đại học Quảng Bình kêu cứu

LÊ PHI LONG |

Viên chức và người lao động tại Trường Đại học Quảng Bình đang bị nợ lương kéo dài từ 2 tháng đến 6,5 tháng, đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Điều đáng nói, việc giải quyết khó khăn và kiến nghị của người lao động chưa thực hiện đúng quy trình.

Nhạc viện TPHCM tìm hiểu việc Lưu Thiên Hương tố cáo bị đồng nghiệp hành xử bạo lực

Anh Trang |

Báo Lao Động liên hệ với Giám đốc Nhạc viện TPHCM chiều ngày 12.1 để tìm hiểu thêm về sự việc nhạc sĩ Lưu Thiên Hương tố cáo bị đồng nghiệp có hành xử bạo lực.

Mặt bằng "đắt xắt ra miếng" vẫn được nhiều thương hiệu ngành F&B săn đón

HƯƠNG SƠN |

TPHCM - Từ đầu năm 2023 đến nay, hàng loạt mặt bằng ở thành phố được người thuê trả lại. Điều này tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành Thực phẩm và Đồ uống (F&B) lựa chọn những mặt bằng đẹp tại các vị trí đắc địa của TPHCM để phát triển kinh doanh của họ.

Đại án Việt Á, Viện Kiểm sát bất ngờ đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho 2 bị cáo

Việt Dũng |

Người không nhận tiền của Việt Á là Nguyễn Thành Danh cùng cựu nhân viên cũ bất ngờ được Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.

Mức giá bất ngờ của biển số ngũ quý 1 đẹp nhất phiên đấu giá biển số 12.1

Hải Danh |

Đấu giá biển số: Trong sáng 12.1, đã diễn ra phiên đấu giá 3.500 biển số đẹp của các tỉnh thành trên cả nước. Kết thúc phiên đấu giá lần này, các biển số siêu đẹp của Hà Nội đều có mức giá tiền tỉ như: 30L-088.99; 30K-939.99;...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Chí Long |

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam.

Loạt vấn đề về phát triển đường sắt đô thị ở Việt Nam sắp được đưa ra bàn

Tô Thế |

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các Hội thảo khoa học về "Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh". Trong 3 ngày tổ chức, hàng loạt vấn đề liên quan sẽ được đưa ra bàn luận.

Xuyên rừng, mật phục ngăn phá rừng vào mùa khô

Phan Tuấn |

Khi thời tiết ở Đắk Nông bước vào mùa khô thì cũng là lúc tình trạng phá rừng có dấu hiệu nóng trở lại. Trong bối cảnh này, các chủ rừng ở trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã ngày đêm mật phục để ngăn chặn lâm tặc xâm hại đến rừng.

Viên chức và người lao động tại Đại học Quảng Bình kêu cứu

LÊ PHI LONG |

Viên chức và người lao động tại Trường Đại học Quảng Bình đang bị nợ lương kéo dài từ 2 tháng đến 6,5 tháng, đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Điều đáng nói, việc giải quyết khó khăn và kiến nghị của người lao động chưa thực hiện đúng quy trình.