Triệu USD đắp chiếu

Anh Đào |

Trong khi bệnh nhân đau đớn, khổ sở, chầu chực từng ngày để được chụp chiếu, phẫu thuật, điều trị thì máy móc, robot tiền tỉ, tiền triệu USD đang bị bỏ không... như đống sắt vụn.

Đây là hình ảnh ca phẫu thuật bằng robot tại bệnh viện Bạch Mai ngày 1.3.2017.

Chắc cái tên “Robot Mako và Rosa” nghe rất quen - thời điểm đó là hệ thống hiện đại nhất thế giới. Nó giúp các bác sĩ phẫu thuật với sự xâm lấn tối thiểu, mất máu ít, ít đau, giảm nguy cơ tai biến và mau phục hồi. Đặc biệt, phẫu thuật bằng robot có độ chính xác gấp 3 lần so với thay khớp gối bằng tay và cho phép mổ nội soi những ca bệnh thần kinh khó, đòi hỏi độ chính xác cao.

Chỉ có điều, hai robot có giá thực tế khoảng 7,4 tỉ đồng, nhưng nó đã bị nâng giá lần lượt là 39 và 44 tỉ đồng. Gấp 4 lần giá trị thực.

Và từ một thiết bị được đánh giá như “cánh tay thứ 3” của các bác sĩ, nó đã trở thành một con robot ăn thịt người. Mở ngoặc là tiền lót tay - được chính cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, trước toà giải thích là “theo truyền thống ngày Tết”.

Ông giám đốc đã “vào lò”, nhưng rồi cả hai thiết bị robot này đang bị bỏ không, như đống sắt vụn.

Cũng chung tình trạng “đắp chiếu” là máy PET/CT, một trong những thiết bị chẩn đoán hình ảnh sử dụng kỹ thuật y học hạt nhân hiện đại nhất hiện nay trong lĩnh vực điều trị ung thư.

Và tìm hiểu của phóng viên Báo Lao động cho thấy: Các cựu lãnh đạo bệnh viện đã đóng băng hoạt động của hệ thống máy móc này... để “an toàn”.

Và hệ quả là rất nhiều bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai có chỉ định chụp chiếu bằng các thiết bị này đã phải… đi bệnh viện khác để “chụp nhờ”.

Tiếp xúc cử tri hôm qua, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã sử dụng chữ “khủng hoảng y tế”. Khủng hoảng, từ tình trạng thiếu thuốc, vật tư, khủng hoảng việc nhân viên nghỉ việc hàng loạt. Khủng hoảng, trong việc đấu thầu, mua sắm đang bị đình trệ. Và khủng hoảng, cả cái đang có bị bỏ không, bị đắp chiếu... cho “an toàn”.

Có bác sĩ hôm qua đã nói rất tâm tư, rằng: Việc xử lý loạt cán bộ cấp cao cho thấy, công cuộc đấu tranh chống tham nhũng "không có vùng cấm" nhưng cũng tác động không nhỏ đến ngành Y... Và “Nếu y tế trục trặc hệ quả sẽ rất nghiêm trọng”.

Nhưng muốn chấm dứt “khủng hoảng y tế” thì logic đúng không phải là ngừng xử lý sai phạm. Làm gì có thầy thuốc tử tế, trong sạch nào mà lại sợ đến mức đóng băng cả những cái máy, sợ đến mức không làm gì chỉ để “an toàn” bàn thân?!

Hình như ngành Y cần một tư lệnh quyết đoán, để không chỉ lo cho cái ghế của bản thân mà còn vì những người bệnh đang đau đớn, đang thập tử nhất sinh?!

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Thiết bị "tiền tỉ" đắp chiếu, hàng trăm bệnh nhân phải đi nơi khác chụp nhờ

Nhóm PV |

Theo nguồn tin của Lao Động, đã khoảng 2 năm nay, nhiều trang thiết bị y tế tiền tỉ thuộc diện “máy đặt, máy mượn” của Bệnh viện Bạch Mai đang bị “đắp chiếu”, không thể sử dụng được do vướng các vấn đề liên quan đến các sai phạm của các cựu lãnh đạo bệnh viện này trong thời gian qua.

Giải pháp nào chữa bệnh "sợ sai", không để thiếu thuốc, thiết bị y tế?

Vương Trần |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cho rằng, hoạt động mua sắm thuốc men, vật tư sinh phẩm y tế đang bị đứt gãy nghiêm trọng vì các nhà thầu rất dè dặt. Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế thì thiệt thòi lớn nhất chính là người bệnh.

Bệnh viện sợ sai, ngại đấu thầu, mua sắm thuốc, thiết bị y tế: Người bệnh gánh hậu quả

NHÓM PV |

“Cơn khát” thiếu thuốc điều trị, thiếu vật tư y tế đang lan tràn tại nhiều bệnh viện, từ tuyến tỉnh, thành phố cho tới Trung ương. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động, hậu quả của điều tưởng chừng “vô lý” này lại đổ hết lên người bệnh đang phải ngày đêm chống chọi với bệnh tật. Trong khi đó, không một lãnh đạo bệnh viện nào dám lên tiếng, hay có hành động cụ thể để giải quyết vì... sợ sai.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Thiết bị "tiền tỉ" đắp chiếu, hàng trăm bệnh nhân phải đi nơi khác chụp nhờ

Nhóm PV |

Theo nguồn tin của Lao Động, đã khoảng 2 năm nay, nhiều trang thiết bị y tế tiền tỉ thuộc diện “máy đặt, máy mượn” của Bệnh viện Bạch Mai đang bị “đắp chiếu”, không thể sử dụng được do vướng các vấn đề liên quan đến các sai phạm của các cựu lãnh đạo bệnh viện này trong thời gian qua.

Giải pháp nào chữa bệnh "sợ sai", không để thiếu thuốc, thiết bị y tế?

Vương Trần |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cho rằng, hoạt động mua sắm thuốc men, vật tư sinh phẩm y tế đang bị đứt gãy nghiêm trọng vì các nhà thầu rất dè dặt. Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế thì thiệt thòi lớn nhất chính là người bệnh.

Bệnh viện sợ sai, ngại đấu thầu, mua sắm thuốc, thiết bị y tế: Người bệnh gánh hậu quả

NHÓM PV |

“Cơn khát” thiếu thuốc điều trị, thiếu vật tư y tế đang lan tràn tại nhiều bệnh viện, từ tuyến tỉnh, thành phố cho tới Trung ương. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động, hậu quả của điều tưởng chừng “vô lý” này lại đổ hết lên người bệnh đang phải ngày đêm chống chọi với bệnh tật. Trong khi đó, không một lãnh đạo bệnh viện nào dám lên tiếng, hay có hành động cụ thể để giải quyết vì... sợ sai.