Trị bệnh... lười tiêu tiền

Anh Đào |

“Có biện pháp, chế tài” cho các Chủ tịch; coi như một nhiệm vụ chính trị, và thậm chí phát động phong trào thi đua yêu nước... Chúng ta đang nói về những biện pháp nhằm duy trì áp lực trị căn bệnh... lười tiêu tiền trong đầu tư công.

Trước 45 ủy viên trung ương và đủ mặt lãnh đạo các địa phương hôm 16.7, Thủ tướng công khai bày tỏ sự không hài lòng trước tình trạng “Các nơi đều xin vốn nhưng đến lúc có vốn lại không làm đến nơi đến chốn”.

“Anh đi tìm nguồn lực nơi này nơi khác nhưng mà để lại đống tiền ngay địa bàn không chịu giải quyết! Anh lại đổ khách quan này, khách quan khác, phải do trách nhiệm chúng ta không? Tôi mời bí thư, chủ tịch, bộ trưởng có mặt hội nghị này để có trách nhiệm với xã hội, đất nước"- lời Thủ tướng. Và ông nói Chính phủ sẽ đưa ra chế tài mạnh, sẽ có biện pháp với những người đứng đầu địa phương trong việc chậm giải ngân. Và ông đề nghị các địa phương phát động phong trào thi đua yêu nước về giải ngân vốn đầu tư công.

Giải ngân, chính là việc... tiêu tiền.

Và đúng, thật sự kỳ lạ khi các địa phương bộ ngành đâu cũng xin vốn; xin xong rồi... đến giải ngân cũng trì trệ.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính: Tổng vốn đầu tư công được giao là 470.600 tỉ, nhưng hết nửa đầu năm mới chỉ giải ngân được 159.400 tỉ, xấp xỉ 34% kế hoạch. Và có tới 7 bộ ngành tỉ lệ giải ngân còn chưa tới 5%.

Tại sao lại có căn bệnh lười tiêu tiền rất lạ thế này?

Theo Bộ trưởng Bộ KH và ĐT, nguyên nhân, là do “nghẽn” mặt bằng, do năng lực chủ đầu tư, nhà thầu; do lập kế hoạch không sát thực tế, do giao kế hoạch vốn lớn hơn khả năng giải ngân.

Có nghĩa, cứ xin lấy được rồi để đó.

Thủ tướng sốt ruột là đúng. Giải ngân đầu tư công đang được xem là chìa khóa để kích cầu hiệu quả khi nhà nước đóng vai trò hộ chi tiêu, thúc đẩy nền kinh tế sau đại dịch.

Đúng, ở việc đưa tiền vào nền kinh tế, đẩy lùi suy thoái, tạo việc làm mà không gây áp lực lạm phát.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nhìn những nguyên nhân của căn bệnh lười tiêu tiền, không chịu tiêu tiền, không thể tiêu tiền đang cho thấy việc giao tiền (để tiêu) cũng có vấn đề.

Năm 2015, TS Huỳnh Thế Du từng nói về một thứ ngân sách “tôm hùm” khi nói về cơ chế ngân sách của Việt Nam.

Đại ý, hầu như địa phương, đơn vị nào cũng muốn những công trình quy mô, được hỗ trợ từ ngân sách trung ương mà không quan tâm đến hiệu quả và sự hữu dụng của chúng.

Đâu đâu cũng chỉ chọn “tôm hùm”, chỉ vì nó đắt nhất, trong khi không thèm quan tâm đến sự lãng phí nguồn lực, không để ý đến phúc lợi chung, và ngay cả khi không ăn nổi.

Căn bệnh lười tiêu tiền, chê cả tôm hùm nếu không nhìn từ cái gốc từ phân bổ nguồn lực gắn với nhu cầu, có lẽ, sẽ vẫn còn kéo dài thôi.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng: Phê bình công khai trên báo chí những nơi giải ngân chậm

Vương Trần |

Đề cập tới trách nhiệm các cá nhân trong việc giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng nhấn mạnh: “Các đồng chí phải sờ gáy những người làm trực tiếp thì người ta mới lo làm việc, chứ chỉ nói chung chung thì khó có thể nêu cao tinh thần trách nhiệm".

Thủ tướng đề nghị giải quyết ‘3 cái đọng’ trong giải ngân đầu tư công

Theo Chinhphu.vn |

Sáng 16.7, chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với các địa phương trên toàn quốc về công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, phải giải quyết cho được “3 cái đọng”, “không để tình trạng biết rồi nói mãi, cứ để năm này sang năm khác như thế”.

Loại bỏ tư duy trây ỳ, không làm gì vì... sợ sai

TRẦN VƯƠNG |

Cho rằng việc chậm giải ngân vốn đầu tư công giống như một “căn bệnh” đã được bốc thuốc, kê đơn nhưng chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhấn mạnh, cần phải giám sát việc thực hiện “phác đồ” điều trị để chữa bệnh để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới. Mặt khác, cần phải thiết lập chế tài xử lý những trường hợp chây ì, chậm thực hiện các kế hoạch đã được giao.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thủ tướng: Phê bình công khai trên báo chí những nơi giải ngân chậm

Vương Trần |

Đề cập tới trách nhiệm các cá nhân trong việc giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng nhấn mạnh: “Các đồng chí phải sờ gáy những người làm trực tiếp thì người ta mới lo làm việc, chứ chỉ nói chung chung thì khó có thể nêu cao tinh thần trách nhiệm".

Thủ tướng đề nghị giải quyết ‘3 cái đọng’ trong giải ngân đầu tư công

Theo Chinhphu.vn |

Sáng 16.7, chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với các địa phương trên toàn quốc về công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, phải giải quyết cho được “3 cái đọng”, “không để tình trạng biết rồi nói mãi, cứ để năm này sang năm khác như thế”.

Loại bỏ tư duy trây ỳ, không làm gì vì... sợ sai

TRẦN VƯƠNG |

Cho rằng việc chậm giải ngân vốn đầu tư công giống như một “căn bệnh” đã được bốc thuốc, kê đơn nhưng chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhấn mạnh, cần phải giám sát việc thực hiện “phác đồ” điều trị để chữa bệnh để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới. Mặt khác, cần phải thiết lập chế tài xử lý những trường hợp chây ì, chậm thực hiện các kế hoạch đã được giao.