Tranh luận nhưng đừng bắt nạt bài thơ "Bắt nạt" của Nguyễn Thế Hoàng Linh

Lê Thanh Phong |

Bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh được in trong sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 6 thuộc bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” của Nhà xuất bản Giáo dục đang trong tâm bão tranh cãi suốt mấy ngày qua.

Nhiều phụ huynh cho rằng, bài thơ thể hiện nhà thơ bí từ, hình ảnh so sánh với “mù tạt” là thách thức với trẻ em sống ở nông thôn, miền núi – nơi ít ăn mù tạt, sẽ khó hình dung mù tạt là gì, và tại sao lại so sánh “bắt nạt” với “mù tạt”...

Từ bài thơ in trong sách giáo khoa được đưa ra tranh cãi, nhiều ý kiến quá khích tấn công luôn tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh. Nhưng xét cho cùng, làm thơ là việc của nhà thơ, còn chuyện tuyển chọn và đưa vào sách là của hội đồng biên soạn, không liên quan gì đến tác giả.

Cho nên, bắt nạt nhà thơ kể cũng tội nghiệp.

Xét cho công bằng, Nguyễn Thế Hoàng Linh viết nhiều thơ, có một số bài khá thành công, được bạn đọc yêu thích, giới chuyên môn đánh giá cao, nhưng đáng tiếc là những bài thơ hay lại không được hội đồng biên soạn sách giáo khoa tuyển chọn.

Nhưng ngay cả bài thơ "Bắt nạt", nếu có sự tranh cãi thì cũng bình thường. Chính nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh nêu ý kiến, rằng mong các bậc phụ huynh có thể đón nhận những “luồng gió mới” của văn chương hiện đại trên sách giáo khoa. Nhiều chuyên gia về văn học, các thầy cô dạy văn tại các trường cũng vào cuộc “thẩm lại” chất lượng bài thơ “Bắt nạt” và mong dư luận cho văn thơ hiện đại cơ hội bước vào sách giáo khoa để làm mới chương trình giảng dạy.

Ý kiến này không phải không có lý, còn nhớ kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, đề thi môn Ngữ văn liên quan đến tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân bị phê phán gay gắt, bị đánh giá là sáo mòn, không có gì mới, không có tính sáng tạo, nhai lại cái cũ.

Nhai lại cái cũ bị chê không sáng tạo, tìm kiếm cái mới cũng không được tiếp nhận.

Hãy cùng chia sẻ với các nhà biên soạn sách, bên cạnh những tác phẩm văn chương về quê hương đất nước, về tình yêu thương con người, về kỷ niệm tuổi thơ, cánh đồng lúa chín, thì cũng cần có thêm những bài thơ với cách thể hiện khác. Tất nhiên, thử nghiệm cái mới nhưng không thể tùy tiện, mà phải tuyển chọn những tác phẩm hay, đạt chất lượng nghệ thuật.

Từ bài thơ "Bắt nạt" của Nguyễn Thế Hoàng Linh in trong sách giáo khoa, qua các làn sóng tranh luận, các nhà biên soạn sách cần lên tiếng đánh giá về chất lượng nghệ thuật, ý nghĩa của bài thơ và mục đích giáo dục khi tuyển chọn bài thơ này để giảng dạy.

Các vị trong hội đồng biên soạn nói lên quan điểm của mình trong việc tuyển chọn bài thơ "Bắt nạt" một cách thuyết phục, đó là sự thể hiện trách nhiệm của mình với phụ huynh, học sinh và dư luận.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Bài thơ “Bắt nạt” gây tranh cãi và sự bế tắc của văn học trên sách giáo khoa

Mi Lan |

Bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh tiếp tục gây tranh cãi trên các diễn đàn. Bài thơ được cho là “thảm họa” khi đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 6.

Những bác sĩ giành sinh mạng từ hủ tục chôn sống con theo mẹ chết

Hoàng Văn Minh - Hoàng Bin |

Cướp giành, có lẽ là từ chính xác nhất để tả về hành động của những y bác sĩ đang công tác tại các trạm y tế của huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam khi họ đã cứu sống và nhận nuôi những đứa trẻ bị dân làng xem là con “ma rừng”- những đứa trẻ đúng ra đã bị chôn sống theo người mẹ qua đời vì một hủ tục ngàn đời.

Tin 20h: Người dân ở chung cư phải mua nước đóng chai để sinh hoạt

NHÓM PV |

Tin 20h ngày 16.10: Người dân ở chung cư phải mua nước đóng chai để nấu cơm, rửa mặt; Đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường, giá xăng dự kiến giảm 2.200 đồng/lít; Bắc Ninh vượt TPHCM, vươn lên dẫn đầu cả nước về xuất khẩu;...

Và họ cùng nhau nuôi dạy những con "ma rừng” thành người có ích

Hoàng Văn Minh - Hoàng Bin |

Không chỉ dành cướp sinh mạng từ hủ tục chôn sống con theo cái chết của mẹ như chúng tôi đã kể ở kỳ trước, những y bác sĩ như Nguyễn Thanh Hải, Hồ Thị Hiếu còn coi những con "ma rừng" như con ruột của mình và vượt qua khó khăn, sự kỳ thị... để nuôi nấng, dạy dỗ chúng đã và đang trở thành những con người có ích cho xã hội.

Xe quá tải chạy qua, cầu bị lún thiệt hại 5 tỉ đồng

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Chiếc xe có trọng lượng gần 18 tấn, chở theo số lượng hàng hoá, tổng cộng xe và hàng trên 31 tấn. Khi đi qua gây lún mặt cầu, làm thay đổi kết cấu thành cầu. Thiệt hại vật chất lên đến 5 tỉ đồng.

Xử lý nghiêm vi phạm vụ 2 người tử vong sau khi uống sữa ở Tiền Giang

Lệ Hà |

Liên quan đến vụ 2 người tử vong nghi ngộ độc sau khi uống sữa tại Tiền Giang, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, đình chỉ cơ sở sản xuất sản phẩm sữa nghi ngờ ngộ độc (nếu phát hiện) và công khai kết quả điều tra trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình bị tố phát ngôn thiếu chuẩn mực với dân

DIỆU ANH |

UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu xác minh, làm rõ việc ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tỉnh Ninh Bình bị tố có phát ngôn thiếu chuẩn mực, xưng "mày, tao" với người dân trong khi làm nhiệm vụ.

Chi Pu tham gia gameshow mới ở Trung Quốc, nhà sản xuất ưu ái từ đầu

DI PY |

Sau A Delicious Guess, nữ ca sĩ Chi Pu tiếp tục được mời tham gia Hello Saturday - gameshow nổi tiếng của đài truyền hình Hồ Nam, Trung Quốc.

Bài thơ “Bắt nạt” gây tranh cãi và sự bế tắc của văn học trên sách giáo khoa

Mi Lan |

Bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh tiếp tục gây tranh cãi trên các diễn đàn. Bài thơ được cho là “thảm họa” khi đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 6.