Tiền không bồi thường được nỗi khổ nhục án oan

Lê Thanh Phong |

Ông Trần Ngọc Chinh (79 tuổi) và gia đình em trai Trần Trung Thám (sinh năm 1942, cùng trú tại xã Đồng Thịnh, Sông Lô, Vĩnh Phúc) đã có đơn yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc bồi thường khi phải chịu án oan giết người suốt gần 40 năm.

Tháng 1.1980, ông Chính, ông Thám, ông Khổng Văn Đệ và ông Nguyễn Đình Ký bị Công an tỉnh Vĩnh Phú bắt giam vì bị nghi là thủ phạm giết người tại thôn Vạn Thắng, xã Đồng Thịnh, H.Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc (tỉnh Vĩnh Phú cũ, khi chưa tách thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ).

Trong quá trình bị tạm giam, ông Trần Trung Thám đã chết, được cho là bị bệnh.

Kết quả điều tra xác định ông Ký là thủ phạm của vụ án và bị Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phú tuyên mức án chung thân vào ngày 15.6.1983.

Trước đó vào ngày 10.10.1982, ông Chinh, ông Đệ được VKSND tỉnh Vĩnh Phú ra quyết định đình cứu vì không phạm tội giết người và được trả tự do. Nhưng phải đến tháng 10.2019, VKSND tỉnh Vĩnh Phúc cùng các cơ quan có liên quan mới tổ chức buổi cải chính, xin lỗi công khai đối với những cụ ông này.

Gần 40 năm sống trong nỗi đau khổ, tủi nhục, không ngẩng mặt được với cuộc đời.

Ông Chinh yêu cầu VKSND tỉnh Vĩnh Phúc bồi thường tổng số tiền gần 12 tỉ 870 triệu đồng, gia đình bà Thắm (vợ ông Thám) yêu cầu được bồi thường tổng số tiền là 25 tỉ đồng.

Việc đòi bồi thường số tiền bao nhiêu, có phù hợp không sẽ được các cơ quan thẩm quyền tính toán, xử lý, nhưng không có số tiền nào có thể bù đắp được nỗi đau khổ, sự oan khuất. Ở đây, còn là tính mạng của một con người.

Ông Trần Trung Thám chết trong tù, có thể do bệnh tật, hoặc vì lý do nào khác. Nhưng cho dù là bệnh thực sự, thì nếu không bị bắt oan, bị tống vào trại giam thì ông Thám có bị đổ bệnh mà chết trong tù không?

Vậy xin hỏi các cơ quan tố tụng đã ra quyết định oan sai trong vụ án này, giá của mạng sống một con người là bao nhiêu?

Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại lời vua Lý Thánh Tông, một vị vua nhân đức: “Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa”.

“Chưa rõ ngay gian” là một lời nhắc nhủ biết đâu còn có những oan sai.

“Hoặc có thể chết không đáng tội” cũng là một lời căn dặn cho muôn đời sau.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Nếu thực sự oan sai, vẫn còn cửa sống cho Hồ Duy Hải

Lê Thanh Phong |

Trọng chứng hơn trọng cung, nguyên tắc suy đoán vô tội, đó là những sản phẩm mang tính nhân bản nhất, văn minh nhất, là giá trị phổ quát nhất của nhân loại, đang đến gần với Hồ Duy Hải.

Công khai xin lỗi vợ chồng bị kết án oan tại Đắk Nông

Hữu Long |

Sáng 5.6, TAND huyện Tuy Đức (Đắk Nông) đã có buổi xin lỗi, cải chính công khai đối với ông Nguyễn Văn Võ (SN 1963) và bà Nguyễn Thị Thưởng (SN 1962, ngụ tại xã Búk So, huyện Tuy Đức) theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Kỳ án tử tù Hồ Duy Hải: Không để oan sai nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm

Vương Trần - Xuân Hải |

Về vụ án tử tù Hồ Duy Hải, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà cho rằng: “Liên quan đến tính mạng con người do vậy cần phải khách quan, công tâm, vô tư, cẩn thận trong việc xét xử và xử lý theo quy định của pháp luật”. 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Nếu thực sự oan sai, vẫn còn cửa sống cho Hồ Duy Hải

Lê Thanh Phong |

Trọng chứng hơn trọng cung, nguyên tắc suy đoán vô tội, đó là những sản phẩm mang tính nhân bản nhất, văn minh nhất, là giá trị phổ quát nhất của nhân loại, đang đến gần với Hồ Duy Hải.

Công khai xin lỗi vợ chồng bị kết án oan tại Đắk Nông

Hữu Long |

Sáng 5.6, TAND huyện Tuy Đức (Đắk Nông) đã có buổi xin lỗi, cải chính công khai đối với ông Nguyễn Văn Võ (SN 1963) và bà Nguyễn Thị Thưởng (SN 1962, ngụ tại xã Búk So, huyện Tuy Đức) theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Kỳ án tử tù Hồ Duy Hải: Không để oan sai nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm

Vương Trần - Xuân Hải |

Về vụ án tử tù Hồ Duy Hải, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà cho rằng: “Liên quan đến tính mạng con người do vậy cần phải khách quan, công tâm, vô tư, cẩn thận trong việc xét xử và xử lý theo quy định của pháp luật”.