Tiêm vaccine làm gì nhìn từ 3.000 lái đò ở Ninh Bình

Lê Thanh Phong |

Tính đến ngày 26.9, gần 3.000 lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An và Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình) đều đã được tiêm hai mũi vaccine. Mục đích rõ ràng, đây là điều kiện để người lao động trở lại làm việc và phục vụ khách du lịch an toàn.

Phục hồi sản xuất, đó là điều mà ai cũng mong muốn, mỗi người dân mong chờ, chính quyền các địa phương sốt ruột, Chính phủ quyết tâm.

Thực tế cho thấy dịch bệnh làm đứt gãy nguồn cung ứng, hoạt động sản xuất kinh doanh, vận tải hàng hóa bị ảnh hưởng, sản xuất bị đình đốn.

Cứ cho là giao thông sẽ được thuận tiện, doanh nghiệp có điều kiện hoạt động trở lại. Nhưng nếu không có đủ công nhân, lao động kỹ thuật, kỹ sư, chuyên gia, thì đó là sự đứt gãy mà bao nhiêu máy móc thiết bị hiện đại cũng không thay thế được.

Muốn phục hồi sản xuất thì phải có nguồn nhân lực và phải có sự sẵn sàng như Ninh Bình với 3.000 lái đò.

Câu nói của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn dù rất cẩn trọng nhưng cũng phát ra tín hiệu tích cực: “Tới thời điểm này, chúng ta đã bắt đầu thấy được ánh sáng cuối đường hầm khi số ca mắc giảm, số bệnh nhân nặng được kiểm soát và số ca tử vong có xu hướng đi xuống”.

Đó là phát ngôn vào ngày 22.9, còn đến nay con số còn giảm sâu hơn, chúng ta có niềm tin hơn.

Về tiêm vaccine, Việt Nam đã có độ bao phủ khá rộng. Vùng xanh vaccine chính là "vùng xanh" ổn định nhất trong tất cả các vùng xanh. Rất vui là chúng ta đã tiêm được gần 40 triệu liều vaccine tính đến hết ngày hôm nay, trong đó có trên 8 triệu người được tiêm hai mũi, tính luôn hơn 500.000 người F0 lành bệnh. Còn đến tháng 10, khi nới lỏng giãn cách và mở cửa kinh tế, thì số người đã tiêm vaccine sẽ còn cao hơn.

Đây là một lực lượng lao động quý giá trong khi dịch bệnh đang hoành hành.

Nguồn nhân lực này phải được khai thác có hiệu quả, nếu không thì sẽ lãng phí vaccine, tiêm vaccine là để lao động sản xuất, buôn bán làm ăn, tay làm hàm nhai và đóng góp vào sự phục hồi kinh tế chung của cả nước.

Nhưng sử dụng nguồn nhân lực xanh trong lúc này cần phải có kế hoạch, có tổ chức, để xanh đừng chuyển sang "đỏ". Đưa công nhân trở lại khu công nghiệp, đưa tiểu thương trở lại chợ, đưa lái xe trở lại với hãng vận tải, đưa hải sản từ biển vào nhà máy chế biến...

Một hệ thống kinh tế vận hành thì mỗi lĩnh vực là một mắt xích không thể thiếu và mắt xích nào cũng an toàn để không bị đứt gãy.

Người tiêm hai mũi vaccine đang có sẵn, nhưng để nguồn lực này không lãng phí là tùy thuộc vào năng lực của chính quyền các địa phương.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Đắk Nông xây dựng 1 khu du lịch đạt chuẩn quốc gia

Bảo Lâm |

Tỉnh Đắk Nông đặt mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 5 khu, điểm du lịch được cấp phép và hoạt động có hiệu quả đạt quy mô cấp tỉnh trở lên. Trong đó, ít nhất 1 khu du lịch đạt chuẩn quốc gia.

Khu du lịch chuyển hướng sản xuất nông nghiệp để cầm cự

Phan Tuấn |

Khu du lịch sinh thái Phước Sơn, ở huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông được đầu tư cả trăm tỉ đồng. Thế nhưng, 2 năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên hoạt động du lịch ở đây trở nên ảm đạm, "đóng băng". Trong bối cảnh này, khu du lịch đã linh động, chuyển hướng sang sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để cầm cự, vượt qua giai đoạn khó khăn.

Lái đò tại các khu du lịch ở Ninh Bình trông chờ vào gói hỗ trợ 26.000 tỉ

NGUYỄN TRƯỜNG |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hàng nghìn lái đò tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình lâm vào cảnh thất nghiệp và đang trông chờ vào gói hỗ trợ 26.000 tỉ từ Chính phủ.

Nhập nhèm giao đất, doanh nghiệp xây khu du lịch lấn di tích

Hữu Long |

Công ty TNHH Hải Đăng (Cty Hải Đăng) được tỉnh Khánh Hòa cho thuê đất làm du lịch không qua đấu giá, đấu thầu. Sau khi phát hiện việc giao đất là sai, chính quyền tỉnh Khánh Hòa đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án, nhưng lại ký tiếp một giấy “phép con” với danh nghĩa hợp đồng cho thuê mặt hồ làm du lịch. Việc giao đất trái quy định, ưu ái doanh nghiệp không chỉ tạo ra sự bất bình đẳng mà còn gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Đắk Nông xây dựng 1 khu du lịch đạt chuẩn quốc gia

Bảo Lâm |

Tỉnh Đắk Nông đặt mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 5 khu, điểm du lịch được cấp phép và hoạt động có hiệu quả đạt quy mô cấp tỉnh trở lên. Trong đó, ít nhất 1 khu du lịch đạt chuẩn quốc gia.

Khu du lịch chuyển hướng sản xuất nông nghiệp để cầm cự

Phan Tuấn |

Khu du lịch sinh thái Phước Sơn, ở huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông được đầu tư cả trăm tỉ đồng. Thế nhưng, 2 năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên hoạt động du lịch ở đây trở nên ảm đạm, "đóng băng". Trong bối cảnh này, khu du lịch đã linh động, chuyển hướng sang sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để cầm cự, vượt qua giai đoạn khó khăn.

Lái đò tại các khu du lịch ở Ninh Bình trông chờ vào gói hỗ trợ 26.000 tỉ

NGUYỄN TRƯỜNG |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hàng nghìn lái đò tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình lâm vào cảnh thất nghiệp và đang trông chờ vào gói hỗ trợ 26.000 tỉ từ Chính phủ.

Nhập nhèm giao đất, doanh nghiệp xây khu du lịch lấn di tích

Hữu Long |

Công ty TNHH Hải Đăng (Cty Hải Đăng) được tỉnh Khánh Hòa cho thuê đất làm du lịch không qua đấu giá, đấu thầu. Sau khi phát hiện việc giao đất là sai, chính quyền tỉnh Khánh Hòa đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án, nhưng lại ký tiếp một giấy “phép con” với danh nghĩa hợp đồng cho thuê mặt hồ làm du lịch. Việc giao đất trái quy định, ưu ái doanh nghiệp không chỉ tạo ra sự bất bình đẳng mà còn gây thất thoát ngân sách nhà nước.