Thưởng Tết và ngẫm về dấu chỉ của sự công bằng

Anh Đào |

Giữa mức thưởng tết cao kỷ lục 3,5 tỉ, và thấp kỷ lục 40 ngàn (dân giờ viết tắt là 40k) và câu chuyện được lan truyền trên mạng về một người nông dân phải bán con chó "bé bằng mắt muỗi" để có tiền tiêu là một chỉ dấu về sự công bằng.

Mức thưởng tết 3,5 tỉ năm nay thuộc về một cá nhân trong doanh nghiệp (DN) FDI thuộc lĩnh vực ngân hàng. Khối DN trong nước, mức thưởng kỷ lục 950 triệu đồng thuộc một DN dân doanh trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm nhựa sinh học ở Hải Dương.

Trong khi đó, mức thưởng tết thấp nhất: 40 ngàn đồng, “bằng bát phở”- được ghi nhận ở thư viện tỉnh Nghệ An với lời phân trần của ông giám đốc là “không thể làm gì hơn”, là “đúng quy định”.

Thoạt so sánh, có thể nói đúng là vời vợi trong khoảnh cách giữa 3,5 tỉ và 40 ngàn.

Thoạt nhìn, nó như một ví dụ điển hình cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng giãn rộng.

Chúng ta có câu chuyện thực tế là hơn 60 triệu nông dân chưa từng biết thưởng tết là gì.

Một báo cáo của Oxfarm về thực trang chênh lệch giàu nghèo đưa ra một con số so sánh điển hình: Thu nhập 1 ngày của người giàu nhất nhiều hơn số tiền mà người nghèo nhất kiếm được trong 10 năm.

Nhưng sau những thoạt nhìn, thoạt so sánh ấy hãy thử cùng suy nghĩ những gì đằng sau những con số ấy.

Nếu một cá nhân được thưởng đến 3,5 tỉ hay 950 triệu thì liệu trong năm, giá trị quy đổi của mồ hôi, của những gì anh ấy/cô ấy mang lại cho DN sẽ là bao nhiêu?

Câu chuyện sẽ trở nên vô lý và bất công hơn rất nhiều nếu ông giám đốc thư viện kia làm không đúng, chỉ vì một khoản thưởng cuối năm, khi chẳng hạn một DNNN lỗ lũy kế lên gần 3.641 tỉ đồng mà vẫn thưởng tết và hạch toán vào chi phí sản xuất để rồi bắt chúng ta phải chịu.

Chúng ta đang đặt mục tiêu nâng năng suất lao động để chí ít, nó đừng quá tồi tệ so với... khu vực. Chúng ta đang nhấn mạnh đến nguồn lực chất xám như một thứ tài nguyên cho phát triển, cho tương lai, cho sự bền vững.

Thế thì tại sao lại nói chuyện giàu nghèo, chuyện bất bình đẳng khi mà một đồng bào nào đó được thưởng tết hàng trăm triệu hay cả tỉ bạc, cho những nỗ lực cố gắng trong cả 365 mà giá trị mang lại có khi còn lớn hơn cả tiền?

Huống chi, mức thuế thu nhập cá nhân cao nhất tới 35% cho biết, ngay cả khi được thưởng tết thôi, thì những cá nhân kia đang đóng góp rất rất nhiều cho xã hội qua thuế. Đóng nhiều đến mức chúng ta nên "xót" (và cả cảm ơn) họ thay vì nhỏ nước mắt cho một cảnh đời, dù thoạt nhìn thì giọt nước mắt ấy là một thứ tình cảm thẩm mỹ đẹp.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Mức thưởng Tết tăng khoảng 6,0% so với thưởng dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019

Việt Lâm |

Theo Tổng LĐLĐVN về thưởng Tết dương lịch 2020, đã có trên 90% doanh nghiệp có thực hiện thưởng Tết Dương lịch cho NLĐ với mức thưởng bình quân 1,4 triệu đồng/người, tương đương so với thưởng dịp Tết dương lịch 2019, trong đó: doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bình quân thưởng 2,2 triệu đồng/người; doanh nghiệp dân doanh bình quân 1,3 triệu đồng/người; doanh nghiệp FDI bình quân 1,5 triệu đồng đồng/người.

Công nhân nhà trọ: “Thấy thưởng Tết là thấy Tết”

Mai Dung |

Gác lại guồng quay cuộc sống, công việc ngày cuối năm, ở những xóm trọ, hàng trăm công nhân xa quê ngồi lại bên nhau, tâm tình biết bao chuyện buồn vui trong năm cũ, hướng tới năm mới với ước mong giản dị…

Bất cập thuế thu nhập: Thưởng Tết to cũng... lo

Minh Bằng - hương nguyễn |

Sau hơn 7 năm thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, đến nay chỉ số giá tiêu dùng tăng gần 20%, lương tối thiểu vùng tăng đến 70%, thu nhập bình quân tăng 40% nhưng mức giảm trừ thuế thu nhập vẫn giữ nguyên là 9 triệu đồng/tháng. Điều này cho thấy bất cập về chính sách thuế hiện nay đòi hỏi cần có những điều chỉnh kịp thời để công bằng và không tạo ra thiệt thòi cho người lao động.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Mức thưởng Tết tăng khoảng 6,0% so với thưởng dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019

Việt Lâm |

Theo Tổng LĐLĐVN về thưởng Tết dương lịch 2020, đã có trên 90% doanh nghiệp có thực hiện thưởng Tết Dương lịch cho NLĐ với mức thưởng bình quân 1,4 triệu đồng/người, tương đương so với thưởng dịp Tết dương lịch 2019, trong đó: doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bình quân thưởng 2,2 triệu đồng/người; doanh nghiệp dân doanh bình quân 1,3 triệu đồng/người; doanh nghiệp FDI bình quân 1,5 triệu đồng đồng/người.

Công nhân nhà trọ: “Thấy thưởng Tết là thấy Tết”

Mai Dung |

Gác lại guồng quay cuộc sống, công việc ngày cuối năm, ở những xóm trọ, hàng trăm công nhân xa quê ngồi lại bên nhau, tâm tình biết bao chuyện buồn vui trong năm cũ, hướng tới năm mới với ước mong giản dị…

Bất cập thuế thu nhập: Thưởng Tết to cũng... lo

Minh Bằng - hương nguyễn |

Sau hơn 7 năm thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, đến nay chỉ số giá tiêu dùng tăng gần 20%, lương tối thiểu vùng tăng đến 70%, thu nhập bình quân tăng 40% nhưng mức giảm trừ thuế thu nhập vẫn giữ nguyên là 9 triệu đồng/tháng. Điều này cho thấy bất cập về chính sách thuế hiện nay đòi hỏi cần có những điều chỉnh kịp thời để công bằng và không tạo ra thiệt thòi cho người lao động.