Thu phí phương tiện cá nhân: Phải tính đến nhu cầu và lợi ích của người dân

Hoàng Lâm |

Cả Hà Nội và TPHCM cùng nhau trình phương án thu phí ôtô vào trung tâm. Điểm chung của cả hai thành phố đều hướng đến việc thông qua thu phí sẽ giảm lượng xe cá nhân trong nội đô, giảm ách tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường.

Điểm chung thứ hai là tính pháp lý: Cả Hà Nội và TPHCM đều áp dụng cơ chế đặc thù đã được Quốc hội thông qua. Trong đó, UBND TP được phép áp dụng trên địa bàn những phí và lệ phí chưa được quy định trong danh phục phí, lệ phí ban hành theo Luật phí và Lệ phí.

Phí vào nội đô chính là từ những chính sách đặc thù này.

Điều đó có nghĩa là về cả mục tiêu lẫn cơ sở pháp lý thì việc thu phí vào nội đô không sai, nhiều thành phố trên thế giới đã áp dụng.

Thế nhưng tại sao các phương án của Hà Nội và TPHCM chưa tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.

Bởi lẽ khi đã muốn hạn chế ôtô cá nhân (bằng giải pháp thu phí để thay đổi hành vi) thì phải có giải pháp khác để cho người dân có thể lựa chọn khác tương đồng mà không ảnh hưởng tới công việc và đời sống của họ. Ở đây, muốn giảm ôtô cá nhân đi vào trung tâm thì đầu tiên phải có phương tiện công cộng đảm bảo để thay thế. Thực tế thì sao?

Hiệu quả của xe buýt đang là nỗi đau đầu của cả Hà Nội và TPHCM. Hằng năm, TPHCM trợ giá cho xe buýt khoản tiền lên tới 1.000 tỉ đồng nhưng phương tiện công cộng, chủ yếu là xe buýt mới chỉ đáp ứng 10% nhu cầu đi lại của người dân.

Có nhiều lý do khiến xe buýt “ế khách”: Phương tiện không hiện đại, hạ tầng xuống cấp, chưa có các tuyến kết nối tiện lợi, tốc độ chậm… Rất thiếu những lý do để người dân cảm thấy thuyết phục khi để lại xe cá nhân để vào nội đô bằng phương tiện công cộng.

Chưa kể những thất bại về những dự án buýt nhanh, BRT cùng với hàng loạt dự án metro, đường sắt trên cao chậm tiến độ hàng chục năm trời, chưa rõ được tính hiệu quả và tiện lợi.

Câu chuyện thu phí còn liên quan đến nguồn vốn. Để đầu tư đồng bộ 87 trạm thu phí Hà Nội cần 2.513,4 tỉ đồng, TPHCM cần tổng kinh phí 2.274 tỉ đồng xây dựng các cổng thu phí. Trong lúc khó khăn bởi dịch COVID-19 này, những khoản tiền hàng nghìn tỉ ấy liệu có trở thành lãng phí, không đúng thời điểm.

Một chủ trương, chính sách mới để nhận được sự ủng hộ của người dân phải chỉ rõ được cái lợi của xã hội cũng như điều kiện cần và đủ khi thực thi.

Đành rằng câu chuyện thu phí xe cá nhân vào nội đô là cần phải tính đến nhưng nó phải phù hợp với kinh tế xã hội và người dân sẵn sàng chấp nhận khi có một số điều kiện thay thế.

Nói cách khác, khi giao thông công cộng chưa tốt thì việc “đè ra” thu phí phương tiện cá nhân sẽ làm mất đi mục tiêu tốt đẹp cần hướng đến, gây ức chế và tạo ra những hệ luỵ tiêu cực trong xã hội khó lường hết.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

87 trạm thu phí xe vào nội thành Hà Nội: Có giảm tắc, tăng thu?

nhóm pv |

Đề án sẽ xây dựng 87 trạm thu phí phương tiện ô tô đi vào nội đô Hà Nội từ năm 2025 đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân và nhất là các chủ phương tiện ô tô thường xuyên đi lại tại Hà Nội. Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với TS Phan Lê Bình - Chuyên gia giao thông để cùng phân tích và bàn luận kỹ hơn về đề xuất này.

Ở ngoại thành bị thu phí xe vào nội đô làm việc: Ngược chủ trương giãn dân?

Phạm Đông |

Hà Nội - Đề án thu phí xe vào nội đô có thể khiến nhiều người đang có nhà ngoại thành chuyển sang mua nhà nội thành để gần nơi làm việc và không phải “gánh” phí cùng nhiều phiền phức đi lại.

Sở GTVT Hà Nội: Mức thu phí xe vào nội đô không thể quá thấp

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, mức thu phí là biện pháp tài chính tác động đến hành vi người tham gia giao thông. Mức thu phí xe vào nội đô phải có đủ tác động đến hành vi người tham gia giao thông, nếu thu thấp quá thì không tác động được.

Không thể thu phí ôtô vào nội đô khi người dân không có lựa chọn khác

Vượng Trần |

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng, không thể đơn thuần chặn đường thu phí ngay ôtô vào nội đô, mà cần có nhiều giải pháp như phát triển hạ tầng giao thông công cộng, tăng sự lựa chọn cho người dân.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

87 trạm thu phí xe vào nội thành Hà Nội: Có giảm tắc, tăng thu?

nhóm pv |

Đề án sẽ xây dựng 87 trạm thu phí phương tiện ô tô đi vào nội đô Hà Nội từ năm 2025 đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân và nhất là các chủ phương tiện ô tô thường xuyên đi lại tại Hà Nội. Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với TS Phan Lê Bình - Chuyên gia giao thông để cùng phân tích và bàn luận kỹ hơn về đề xuất này.

Ở ngoại thành bị thu phí xe vào nội đô làm việc: Ngược chủ trương giãn dân?

Phạm Đông |

Hà Nội - Đề án thu phí xe vào nội đô có thể khiến nhiều người đang có nhà ngoại thành chuyển sang mua nhà nội thành để gần nơi làm việc và không phải “gánh” phí cùng nhiều phiền phức đi lại.

Sở GTVT Hà Nội: Mức thu phí xe vào nội đô không thể quá thấp

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, mức thu phí là biện pháp tài chính tác động đến hành vi người tham gia giao thông. Mức thu phí xe vào nội đô phải có đủ tác động đến hành vi người tham gia giao thông, nếu thu thấp quá thì không tác động được.

Không thể thu phí ôtô vào nội đô khi người dân không có lựa chọn khác

Vượng Trần |

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng, không thể đơn thuần chặn đường thu phí ngay ôtô vào nội đô, mà cần có nhiều giải pháp như phát triển hạ tầng giao thông công cộng, tăng sự lựa chọn cho người dân.