Thu giá dịch vụ thoát nước, liệu nước có thoát?

Lê Thanh Phong |

Sở Xây dựng TPHCM đã có tờ trình UBND TPHCM về việc ban hành giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn giai đoạn 2020-2024 thay thế cho phí bảo vệ môi trường (thu theo sử dụng nước sạch).

Năm 2019, Nhà nước thu phí bảo vệ môi trường bằng 10% giá nước sạch. Nhưng từ năm 2020, sẽ không còn sử dụng tên gọi “bảo vệ môi trường”, mà là giá dịch vụ thoát nước, với mức thu bằng 15% giá nước sạch. Tính cho đến năm 2024, mức thu giá dịch vụ thoát nước bằng 35% giá nước sạch.

Hay cho chữ thu giá, không phải thu phí. Thôi thì giá hay phí gì cũng được, vì cũng là thu tiền, đừng cãi nhau chữ “phí” hay chữ “giá” cho mất thêm thì giờ. Mất tiền đã đủ khổ rồi.

35% giá nước sạch là bao nhiêu chưa biết, vì mỗi năm sẽ có sự thay đổi về giá bán nước. Giá của năm sau khác năm nay, và giá của năm 2024 càng không phải là giá của năm 2020. Cho nên, người dân lo ngại tiền đóng cho dịch vụ thoát nước có thể ảnh hưởng đến túi tiền của mình, không phải “nhẹ nhàng” như mấy ông thu giá nói.

Một người dân ở TPHCM phân tích với phóng viên Lao Động: “Trường hợp tờ trình này được duyệt đến năm 2024, người sử dụng nước sẽ phải trả khoản 45% thuế phí bao gồm 35% giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải cùng 10% VAT. Ví dụ một hộ gia đình mỗi tháng sử dụng hết 1 triệu đồng tiền nước sẽ đóng thêm khoảng 450.000 tiền thuế phí vào năm 2024”.

Nếu vậy thì to chuyện. Bởi vì giá nước tăng, người thu nhập trung bình dù có xài tiết kiệm thì cũng mất khoảng 500.000 đồng, mất thêm gần một nửa số tiền đó để đóng cho dịch vụ thoát nước cũng rất đáng kể.

Thôi thì chính quyền muốn tăng thêm nguồn thu để đầu tư vào các công trình thoát nước dân cũng chung tay chung sức, nhưng xin hỏi thẳng hai câu:

Một, có sử dụng tiền thu giá từ dân đầu tư vào các dự án thoát nước minh bạch, không bị thất thoát  xu nào hay không?

Hai, khi nào hết ngập?

Dân không đòi hỏi chính quyền phải giải quyết hết ngập ngay năm nay hay năm sau, nhưng phải trả lời rõ ràng là đầu tư như thế nào, bao nhiêu tiền, hiệu quả ra làm sao, lộ trình bao lâu?

Ít nhất, phải cho biết kết quả của từng năm, hoàn thành dự án nào, công trình nào, xóa được điểm ngập nào? Còn nếu như thu tiền của dân mà “phố vẫn là dòng sông uốn quanh” thì dân không phục.

Và dân sẽ nói một câu rất dân gian nhưng rất kinh điển: “Tất cả đều thoát, trừ nước”.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Đừng để dân chịu thêm phí nhưng đường vẫn ngập, ô nhiễm

MINH QUÂN |

Sau khi Báo Lao Động đăng bài viết “Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất thu phí dịch vụ thoát nước: Không hết ngập thì ai chịu trách nhiệm?”, Thủ tướng Chính phủ vừa giao UBND TPHCM nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, đầy đủ các tác động và tính khả thi của đề xuất thu phí thoát nước; đồng thời có giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình, dự án chống ngập của thành phố.

Thủ tướng giao TPHCM đánh giá kỹ tác động của đề xuất thu phí thoát nước

Vương Trần - Minh Quân |

Thủ tướng giao TP.Hồ Chí Minh nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, đầy đủ các tác động và tính khả thi của đề xuất thu phí thoát nước.

TPHCM đề xuất thu phí dịch vụ thoát nước: Không hết ngập thì ai chịu trách nhiệm?

MINH QUÂN |

Giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn TPHCM đang được Sở Xây dựng đề xuất là 1.430 đồng/m3 năm 2020 và tăng lên 4.327 đồng/m3 vào năm 2024 đang gây nhiều tranh cãi. Người dân cho rằng, số tiền thu cần được đầu tư minh bạch vào hạ tầng thoát nước và thành phố sẽ cam kết không còn cảnh ngập.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Đừng để dân chịu thêm phí nhưng đường vẫn ngập, ô nhiễm

MINH QUÂN |

Sau khi Báo Lao Động đăng bài viết “Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất thu phí dịch vụ thoát nước: Không hết ngập thì ai chịu trách nhiệm?”, Thủ tướng Chính phủ vừa giao UBND TPHCM nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, đầy đủ các tác động và tính khả thi của đề xuất thu phí thoát nước; đồng thời có giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình, dự án chống ngập của thành phố.

Thủ tướng giao TPHCM đánh giá kỹ tác động của đề xuất thu phí thoát nước

Vương Trần - Minh Quân |

Thủ tướng giao TP.Hồ Chí Minh nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, đầy đủ các tác động và tính khả thi của đề xuất thu phí thoát nước.

TPHCM đề xuất thu phí dịch vụ thoát nước: Không hết ngập thì ai chịu trách nhiệm?

MINH QUÂN |

Giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn TPHCM đang được Sở Xây dựng đề xuất là 1.430 đồng/m3 năm 2020 và tăng lên 4.327 đồng/m3 vào năm 2024 đang gây nhiều tranh cãi. Người dân cho rằng, số tiền thu cần được đầu tư minh bạch vào hạ tầng thoát nước và thành phố sẽ cam kết không còn cảnh ngập.