Thứ định mức “chỉ có giá trị từ trong trụ sở Bộ ra đến cây sấu ở cổng”

Anh Đào |

“Giá phòng quy định của Bộ Tài chính không đủ khiến: nghỉ 1 đêm phải kê 2 đêm, hội nghị 1 ngày phải kê 2 ngày”.

Các quy định về định mức, tiêu chuẩn, đơn giá... hôm qua đã trở thành một chủ đề thảo luận trong phiên Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Sự lạc hậu, phi thực tế được Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn ví dụ bằng quy định giá phòng: “Giá phòng quy định không đủ, khiến: nghỉ 1 đêm phải kê 2 đêm, hội nghị 1 ngày phải kê 2 ngày”.

Sự lạc hậu của đơn giá vừa gây vướng mắc, lung túng cho các cơ quan, địa phương khi thực hiện.

Sự phi thực tế khiến cán bộ phải nói dối, phải làm sai.

Và ông Mẫn đề nghị đơn giá này “làm sao làm cho thực tế, tránh để cán bộ bên dưới khai không đúng, làm không đúng”.

Không phải đến bây giờ, cũng không phải chỉ là câu chuyện đơn giá với cái giá phòng nghỉ, sự lạc hậu của các tiêu chuẩn, định mức, đơn giá mới được nói đến.

Trong nghiên cứu khoa học chẳng hạn, từ cả chục năm trước, sự “không sát thực tế” đã khiến cán bộ, nhà khoa học phải… nói dối. Và việc nói dối ấy đã trở thành chuyện… bình thường.

Năm 2013, khi sự lạc hậu, phi thực tế này trở thành một đề tài thảo luận, trên báo Tuổi trẻ, GS.TS Hoàng Ngọc Long (Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) nói chế độ bồi dưỡng cho các nhà khoa học ở các hội thảo, hội nghị khiến họ phải lập những “danh sách ảo”. Công tác phí cũng thế “chả thấm tháp gì so với mức chi thực tế”. Và “kết cục đáng buồn” là nhà khoa học phải nói dối, phải tìm các chứng từ khác để lấp đầy, cốt quyết toán cho xong”.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hôm qua cũng nhắc lại lời “một đồng chí bộ trưởng” nói vui về một thứ  định mức “chỉ có giá trị từ trong trụ sở Bộ ra đến cây sấu ở cổng”.

Một thứ định mức “bắt người ta phải khai gian, bắt người ta phải nối dối”. Và ông đề nghị, nên tăng cường phân cấp cho cơ quan, đơn vị theo kiểu khoán chi hành chính, ban hành khung để quy định các định mức, đơn giá và nguyên tắc.

Hai câu chuyện, cách nhau gần 10 năm. Chỉ không hiểu là vì sao suốt gần 10 năm những thứ lạc hậu như thế mà tồn tại.

Và hậu quả, không chỉ là chuyện làm sai, chuyện nói dối. Bởi sự lạc hậu, sự thiếu rõ ràng, không hợp lý của  định mức, đơn giá đang khiến “các địa phương tắc hết”, khiến “nhiều nơi không thể giao nhiệm vụ, không thể đặt hàng, không thể đấu thầu được”.

Đã đến lúc phải chấm dứt định mức “đến cây sấu ở cổng”, nếu như không muốn 10 năm sau câu chuyện này lại... thời sự.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Cử tri Đà Nẵng: Quản lý các công trình, dự án còn kém, gây lãng phí, thất thoát tài sản

CAO NGUYÊN |

Cử tri Đà Nẵng cho rằng, hiện nay vai trò trách nhiệm quản lý của các cấp, các ngành đối với các công trình, dự án còn nhiều hạn chế, thể hiện qua chất lượng kém, tiến độ chậm trễ hoặc liên tục đề nghị tăng thêm vốn đầu tư… gây lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước.

Đô thị hóa ngược chiều gây lãng phí đất đai, tiền của

QUANG ĐẠI |

Tình trạng đô thị hóa ngược chiều, nhiều khu nhà ở đô thị được xây dựng sẵn để chờ người mua, cung vượt xa cầu dẫn đến bỏ hoang, lãng phí tài nguyên đất đai và chi phí đầu tư.

Ngăn chặn lãng phí, tăng vốn do vướng mặt bằng: Không để dự án nghìn tỉ chậm tiến độ vì… vài hộ dân

Lam Duy |

Trong khi nhiều địa phương đang rốt ráo triển khai cấu phần của dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, không ít địa phương vẫn gặp hàng loạt khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng ở các dự án thành phần giai đoạn 2017-2020. Người đứng đầu Bộ GTVT - ông Nguyễn Văn Thể nhìn nhận, giải phóng mặt bằng cho đến nay vẫn là trở ngại lớn nhất với dự án quy mô cả trăm nghìn tỉ đồng này.

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sớm nghiên cứu nguồn kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu này nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Nam ca sĩ sưu tầm 120 lá cờ khi du lịch vòng quanh thế giới

Chí Long |

Nhân dịp đầu năm mới 2023, ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về hành trình du lịch vòng quanh thế giới và sưu tầm 120 lá cờ từ các nước mà anh từng đi qua.

Tài chính thông minh: Kế hoạch chi tiêu để Tết không liêu xiêu

Nhóm PV |

Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn rất dễ bội chi và cháy túi vì tiêu xài quá nhiều trong dịp Tết. Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) này, bà Nguyễn Thùy Chi - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ bật mí bí quyết để có thể cùng gia đình tiết kiệm mà vẫn đón Tết ấm áp và trọn vẹn.

Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn: Cục Quản lý thị trường HN lên tiếng

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt bài phản ánh “Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn”, trao đổi với Lao Động, Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Trần Việt Hùng - thừa nhận: thực tế việc các đơn vị kinh doanh thực phẩm chỉ nhập một lượng nhỏ hàng hoá có hóa đơn, chứng từ rồi trà trộn thực phẩm bẩn sau đó bán ra thị trường là có tồn tại.

Cử tri Đà Nẵng: Quản lý các công trình, dự án còn kém, gây lãng phí, thất thoát tài sản

CAO NGUYÊN |

Cử tri Đà Nẵng cho rằng, hiện nay vai trò trách nhiệm quản lý của các cấp, các ngành đối với các công trình, dự án còn nhiều hạn chế, thể hiện qua chất lượng kém, tiến độ chậm trễ hoặc liên tục đề nghị tăng thêm vốn đầu tư… gây lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước.

Đô thị hóa ngược chiều gây lãng phí đất đai, tiền của

QUANG ĐẠI |

Tình trạng đô thị hóa ngược chiều, nhiều khu nhà ở đô thị được xây dựng sẵn để chờ người mua, cung vượt xa cầu dẫn đến bỏ hoang, lãng phí tài nguyên đất đai và chi phí đầu tư.

Ngăn chặn lãng phí, tăng vốn do vướng mặt bằng: Không để dự án nghìn tỉ chậm tiến độ vì… vài hộ dân

Lam Duy |

Trong khi nhiều địa phương đang rốt ráo triển khai cấu phần của dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, không ít địa phương vẫn gặp hàng loạt khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng ở các dự án thành phần giai đoạn 2017-2020. Người đứng đầu Bộ GTVT - ông Nguyễn Văn Thể nhìn nhận, giải phóng mặt bằng cho đến nay vẫn là trở ngại lớn nhất với dự án quy mô cả trăm nghìn tỉ đồng này.