“Thoát công” nhìn từ đợt tuyển sinh lớp 10

LÊ THANH PHONG |

Đọc cái tít “Phụ huynh khóc lóc, van xin vẫn không nộp được hồ sơ vào lớp 10 cho con” trên Lao Động, nhiều người phải thốt lên sao cái sự học ngày nay khốn khổ đến vậy. Câu chuyện nhọc nhằn chữ nghĩa này không chỉ riêng ở Hà Nội.

Tại TPHCM, khoảng 20.000 học sinh lớp 10 không vào được trường công lập, tương tự Đà Nẵng có 4.000 em. Phụ huynh lo lắng, con cái họ bị áp lực chỉ vì hai chữ “trường công”.

Có lẽ từ lâu, chữ “công” đã ăn sâu trong não trạng của bao thế hệ, chỉ có “công” an tâm, chỉ có Nhà nước mới nuôi sống mình, cho nên “thoát công” là chết. Đất nước đã mở cửa, tư nhân hóa nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục, nhưng trong đầu óc nhiều người, con cái chỉ học trường công mới yên tâm.

Ít người mạnh dạn bước ra khỏi môi trường công đó, chọn cho con mình trường tư, phù hợp với thu nhập của gia đình.

Không phải trường tư nào cũng thu học phí quá cao, có những trường giá cả phù hợp. Và không phải phụ huynh nào bám trường công cũng vì không có tiền đóng học phí trường tư, mà vì họ nhất quyết cho con họ vào trường công.

Xã hội hóa giáo dục không phải chỉ ở chính sách của Nhà nước, sự tham gia của nhà đầu tư, mà còn là tư tưởng “thoát công” từ phía cộng đồng. Tất nhiên, phải có nhiều trường tư có chất lượng và mức học phí phù hợp với mặt bằng thu nhập của xã hội thì mới động viên người dân tự tin “thoát công”.

Từ “thoát công” ở cấp phổ thông trung học sẽ đến “thoát công” ở bậc đại học. Để đến lúc, Việt Nam xuất hiện những trường đại học tư tên tuổi, có chất lượng sánh ngang với các trường đại học của các nước trong khu vực. Việt Nam chưa có những trường đại học tư danh tiếng, có nguyên nhân một phần vì chưa thoát được công. Sau đại học sinh viên bước ra đời, những trí thức trẻ bỏ ngay tư duy bám bầu sữa Nhà nước, cha mẹ không phải bỏ tiền ra chạy trường công từ khi còn đi học, học xong ra trường lại bỏ tiền chạy cho vào làm công chức. Họ tự tin “thoát công”, mạnh dạn đi gõ cửa tư nhân, thi thố tài năng và khẳng định bản thân mình. Họ có thể thành đạt, giàu có mà không cần phải bám vào cửa công.

“Thoát công” dành cho cả những người đang là công chức, tuy ăn lương nhà nước nhưng nỗ lực xây dựng các chính sách ưu tiên cho khu vực tư nhân, cái gì dân làm được thì hãy để cho dân làm. Tư tưởng “thoát công” trong thiết kế chính sách sẽ loại bỏ những ưu tiên cho doanh nghiệp nhà nước, trả lại cho đất nước môi trường kinh doanh tự do và công bằng.

Không “thoát công” trong làm kinh tế, không thể có được nền kinh tế thị trường đúng nghĩa.

LÊ THANH PHONG
TIN LIÊN QUAN

Phụ huynh bức xúc vì Trường Nguyễn Siêu không trả lại "phí giữ chỗ" 10 triệu đồng

Bích Hà - Tô Thế |

Không chỉ Trường Lương Thế Vinh, Trường Tiểu học - THCS -THPT Nguyễn Siêu (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Trường này yêu cầu phụ huynh đóng phí giữ chỗ lên tới hàng chục triệu và không trả lại nếu rút hồ sơ.

Khổ sở nộp hồ sơ vào lớp 10: Nhiều phụ huynh vẫn "lắc đầu" với việc đăng ký trực tuyến

Thế Anh - Bích Hà |

Thời gian nộp hồ sơ đăng ký vào lớp 10 trùng đúng vào đợt nắng nóng đỉnh điểm trong năm, hàng vạn phụ huynh Hà Nội chen lấn, vật vã, khóc lóc để kiếm cho con một suất vào lớp 10. Dư luận đặt câu hỏi: Bao giờ nộp hồ sơ sẽ thực hiện theo hình thức trực tuyến, để phụ huynh đỡ khổ?

Nóng như nung, phụ huynh Hà Nội nghỉ việc tất tưởi rút nộp hồ sơ trong cuộc đua vào lớp 10

Đặng Chung - Thế Anh |

Sáng nay 5.7, rất nhiều phụ huynh ở Hà Nội tất tả kéo đến các trường để làm thủ tục rút nộp hồ sơ cho con vào lớp 10 sau khi hạ điểm chuẩn.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Phụ huynh bức xúc vì Trường Nguyễn Siêu không trả lại "phí giữ chỗ" 10 triệu đồng

Bích Hà - Tô Thế |

Không chỉ Trường Lương Thế Vinh, Trường Tiểu học - THCS -THPT Nguyễn Siêu (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Trường này yêu cầu phụ huynh đóng phí giữ chỗ lên tới hàng chục triệu và không trả lại nếu rút hồ sơ.

Khổ sở nộp hồ sơ vào lớp 10: Nhiều phụ huynh vẫn "lắc đầu" với việc đăng ký trực tuyến

Thế Anh - Bích Hà |

Thời gian nộp hồ sơ đăng ký vào lớp 10 trùng đúng vào đợt nắng nóng đỉnh điểm trong năm, hàng vạn phụ huynh Hà Nội chen lấn, vật vã, khóc lóc để kiếm cho con một suất vào lớp 10. Dư luận đặt câu hỏi: Bao giờ nộp hồ sơ sẽ thực hiện theo hình thức trực tuyến, để phụ huynh đỡ khổ?

Nóng như nung, phụ huynh Hà Nội nghỉ việc tất tưởi rút nộp hồ sơ trong cuộc đua vào lớp 10

Đặng Chung - Thế Anh |

Sáng nay 5.7, rất nhiều phụ huynh ở Hà Nội tất tả kéo đến các trường để làm thủ tục rút nộp hồ sơ cho con vào lớp 10 sau khi hạ điểm chuẩn.