Thiếu cát vì thiếu cát hay vì… thừa thủ tục

Đào Tuấn |

Giá “nhảy múa”, tăng gấp đôi, gấp ba. Tăng, rồi đến mức còn khó để mua. Và giờ, việc khan hiếm đang khiến các dự án vành đai 3 TP HCM, cả cao tốc Bắc- Nam nữa- đứng trước nguy cơ đình trệ. Chúng ta đang nói về cát.

Trong chuyến thị sát dự án đường vành đai 3 TP HCM của Thủ tướng, có một vấn đề đã được đặt ra: Đó là tình trạng khan hiếm cát. Cả cát xây dựng lẫn cát đắp nền.

Khan hiếm cát là chuyện không có gì mới cả.

Tháng 9 năm ngoái, Giám đốc một doanh nghiệp ký hợp đồng san lấp mặt bằng cho tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ bày tỏ trên báo Tuổi trẻ, rằng: "Khi ký hợp đồng san lấp mặt bằng cho công trình đường cao tốc, giá đấu thầu cát san lấp là 80.000 đồng/m3. Nhưng thực tế, giá cát đến chân công trình có lúc lên đến 250.000 đồng - 270.000 đồng/m3”.

Với giá cát cao gấp hơn 3 lần giá đấu thầu, cứ mỗi km, tính ra, nhà thầu lỗ hàng tỉ đồng.

Vấn đề còn ở chỗ cát khan hiếm đến mức dù tăng gấp đôi, gấp 3, nhưng còn không dễ để mua.

Người mua cát khốn và khó. Người khai thác để bán cũng khó và khốn không kém.

Chẳng hạn chủ một doanh nghiệp khai thác cát ở An Giang khi đó “tiết lộ”: Doanh nghiệp được cấp phép khai thác hai mỏ cát trên sông Hậu mấy chục năm nay nhưng chỉ bán theo giá nhà nước quy định là 70.000 đồng/m3 đối với các công trình lớn của tỉnh. Giá bán ra ngoài cho các công trình khác thì từ 120.000 - 150.000 đồng/m3. Thời điểm tháng 9 năm ngoái, doanh nghiệp này được chỉ định cung cấp cát cho cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ theo “giá nhà nước”, không thể hơn được. Và trong hoàn cảnh: Hiện cát khan hiếm không có giá 70.000 đồng/m3 đâu".

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng năm ngoái, tình trạng khan hiếm cát cũng đã được cảnh báo.

Bởi theo các vị đại biểu quốc hội: Giai đoạn 2021-2025, có 4 dự án sẽ được đồng loạt triển khai ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với nhu cầu cát đắp nền đường khoảng 35,6 triệu m3. Trong khi, tổng trữ lượng cấp phép các mỏ cát đang khai thác tại khu vực này chỉ hơn 5,6 triệu m3.

Bởi công suất cấp phép khai thác cát vào khoảng 62 triệu m3/năm, trong khi nhu cầu sử dụng cả nước hàng năm khoảng 130 triệu m3.

Nguồn cung hợp pháp chỉ đáp ứng được từ 40-50% nhu cầu cát xây dựng. Không thiếu mới là lạ.

Hôm Thủ tướng thị sát Vành đai 3, phía chính quyền thành phố chắc không vô tình kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, hướng dẫn triển khai thực hiện các hồ sơ thủ tục để khai thác mỏ vật liệu xây dựng chủ động nguồn vật liệu đất đắp cho dự án".

Thiếu cát vì thiếu cát thì đã đành. Nhưng thiếu cát vì thủ tục thì đúng là rất khó chấp nhận.

Đào Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Thiếu trầm trọng nguồn cát làm cao tốc, các địa phương cùng tìm giải pháp

Văn Sỹ |

Sóc Trăng - Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, giai đoạn từ 2022 - 2025, nhiều dự án lớn ở khu vực ĐBSCL được triển khai như: Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng; Dự án cao tốc Cao Lãnh – An Hữu; Dự án cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh... dẫn đến nguy cơ thiếu vật liệu, đặc biệt là nguồn cát đắp nền đường.

Dự án cao tốc Bắc - Nam đối mặt nguy cơ thiếu hụt cát nền

Đặng Tiến |

Dự án xây dựng cao tốc Bắc - Nam tại các tỉnh ĐBSCL đang gặp khó khăn về vật liệu đắp nền đường. Theo Bộ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Văn Thắng, đây là khó khăn rất lớn đối với các dự án giao thông sắp tới. Để giải quyết vấn đề này Bộ GTVT đang triển khai nghiên cứu sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường, đây là nguồn vật liệu dồi dào khi Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.000 km cửa sông trữ lượng cát biển khổng lồ cho vật liệu đắp nền thay thế.

ĐBSCL thiếu trầm trọng nguồn cát cho các dự án trọng điểm

Thành Nhân |

Trong những năm gần đây, các Quốc gia ở thượng nguồn sông Mê Kông xây dựng nhiều đập thủy điện, cùng với sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu làm cho lượng nước từ phía thượng nguồn sông Mê Kông chảy về sông Tiền, sông Hậu ngày càng giảm. 

Lý do hộ chiếu UAE quyền lực nhất thế giới năm 2023

Chí Long |

Hộ chiếu UAE từ vị trí thứ 32 trong bảng xếp hạng năm ngoái đã leo lên đầu bảng, theo chỉ số mới của công ty tư vấn thuế và nhập cư Nomad Capitalist.

Từ ngày 18.3, đăng kiểm có thêm 30 kiểm định viên Bộ Quốc phòng hỗ trợ

HỮU CHÁNH |

Từ ngày 18.3, ngành Đăng kiểm sẽ có thêm 30 cán bộ, chiến sĩ Bộ Quốc phòng hỗ trợ kiểm định xe cơ giới.

Đề nghị xử lý tình trạng yêu cầu người dân làm giấy xác nhận cư trú

PHẠM ĐÔNG |

Theo Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, tình trạng yêu cầu người dân xuất trình các loại giấy tờ chứng minh thông tin về nơi cư trú… vẫn còn, và vấn đề này cần sớm được giải quyết.

Rà soát 18 công ty liên quan đến đường dây mua bán hóa đơn nghìn tỉ

Mai Chi |

Cục Thuế TP.Hải Phòng vừa có văn bản hỏa tốc, yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng hoá đơn GTGT của 18 doanh nghiệp “ma” do Trương Xuân Đước - “trùm” hoá đơn mới bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh bắt giam, khởi tố.

Phật tháp cổ linh thiêng bất ngờ nổi lên giữa sông Mekong

Ngọc Vân |

Cảnh tượng hiếm có Phật tháp cổ nổi lên từ sông Mekong khiến du khách đổ xô đến tỉnh Nong Khai, đông bắc Thái Lan cuối tuần qua.

Thiếu trầm trọng nguồn cát làm cao tốc, các địa phương cùng tìm giải pháp

Văn Sỹ |

Sóc Trăng - Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, giai đoạn từ 2022 - 2025, nhiều dự án lớn ở khu vực ĐBSCL được triển khai như: Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng; Dự án cao tốc Cao Lãnh – An Hữu; Dự án cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh... dẫn đến nguy cơ thiếu vật liệu, đặc biệt là nguồn cát đắp nền đường.

Dự án cao tốc Bắc - Nam đối mặt nguy cơ thiếu hụt cát nền

Đặng Tiến |

Dự án xây dựng cao tốc Bắc - Nam tại các tỉnh ĐBSCL đang gặp khó khăn về vật liệu đắp nền đường. Theo Bộ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Văn Thắng, đây là khó khăn rất lớn đối với các dự án giao thông sắp tới. Để giải quyết vấn đề này Bộ GTVT đang triển khai nghiên cứu sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường, đây là nguồn vật liệu dồi dào khi Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.000 km cửa sông trữ lượng cát biển khổng lồ cho vật liệu đắp nền thay thế.

ĐBSCL thiếu trầm trọng nguồn cát cho các dự án trọng điểm

Thành Nhân |

Trong những năm gần đây, các Quốc gia ở thượng nguồn sông Mê Kông xây dựng nhiều đập thủy điện, cùng với sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu làm cho lượng nước từ phía thượng nguồn sông Mê Kông chảy về sông Tiền, sông Hậu ngày càng giảm.