Thi đại học điểm rất cao vẫn trượt - bi kịch của giáo dục!

Anh Đào |

Linh 4 lần thi đại học, 3 lần đạt trên 29 điểm, kết quả cuối cùng: Vẫn trượt. Tình trạng “lạm phát điểm thi” đã điên rồ đến mức ngay cả 2 điểm 10, 1 điểm 9 vẫn có thể trượt… như thường.

Liên tục trong 3 kỳ thi tốt nghiệp các năm 2019, 2020, 2021, Nguyễn Linh, một thí sinh ở Hải Phòng đều trượt nguyện vọng vào Học viện Biên phòng. Khối C00, trong 2 năm 2020, 2021, Linh đã nỗ lực để đạt tổng điểm đều là 27,75.

Năm nay, nam sinh chuyển hướng, đăng ký nguyện vọng 1 vào chuyên ngành Luật Kinh tế của Trường Đại học Luật Hà Nội. Kết quả thi khối C00 các môn Văn, Sử, Địa của Linh lần lượt là 8,25; 10 và 9,75. Cộng thêm 0,25 điểm vùng, Linh đạt tổng điểm 28,25. Nhưng, không chỉ trượt nguyện vọng 1 vào Đại học Luật, ngay cả nguyện vọng 2 (chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) Linh cũng “tạch” luôn vì thiếu 0,25 điểm.

3 điểm 9 vẫn trượt đại học. Câu chuyện không thể tin nổi này, đáng nói - lại không hề cá biệt.

Cất công tìm kiếm, xem lại các dữ liệu lưu trữ từ năm 2014 của Đại học Quốc gia Hà Nội, GS.TS Nguyễn Đình Đức đưa ra một so sánh khách quan: Năm 2014, khi còn thi 3 chung (điểm tối đa 30), điểm trúng tuyển các ngành của Đại học Quốc gia Hà Nội như sau: Công nghệ thông tin (khối A): 22,  Khối C (C00): Quan hệ công chúng: 22; Quốc tế học: 20,5; Đông Phương học: 22; Báo chí: 22...

Còn năm nay, Công nghệ thông tin: 29,15; Quan hệ công chúng 29.95; Hàn Quốc học: 29,95; Báo chí: 29.5 (tổ hợp C00).

Điểm đỗ trung bình đã tăng bình quân 7 điểm. Và cái đáng nói là điểm thi đang tiếp tục cận ngưỡng tuyệt đối.

Trên Dân trí, GS Đức đặt ra câu hỏi: Mừng không? Và ông tự trả lời: Nói thẳng là không! Điểm cao mà vẫn nóng hết cả mặt!

Chúng ta cũng cần phải nói thẳng với nhau: Khi điểm đã đến mức “cận tuyệt đối” là một thứ điểm vô giá trị.

Cơn điên rồ của điểm thi đại học và những chuyện không tin nổi 29 điểm vẫn trượt đại học - bắt đầu từ việc nhồi nhét kỳ thi hai trong một - ghép kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi đại học. Để vì bệnh thành tích, mỗi năm chỉ loại được khoảng 2% học sinh tốt nghiệp, trong khi tạo ra những ngưỡng điểm tốt nghiệp cận tuyệt đối rất phi lý.

Cơn điên của điểm thi - đang thật sự tạo ra những bi kịch của giáo dục.

Thứ bi kịch ấy đang tạo ra những nghịch lý: 29, thậm chí 30 điểm vẫn trượt đại học, trong khi tình trạng chung thì “trượt đại học còn khó hơn đỗ”.

Phải chăng nay mai, rồi mức điểm tuyệt đối sẽ không còn là 10 nữa?!

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Thi 4 lần đại học, 3 năm đạt trên 27 điểm, thí sinh vẫn trượt

Trang Thiều - Phùng Nhung |

Dù đã cố gắng đạt trên 9 điểm/môn, nhiều thí sinh vẫn trượt đại học trong tiếc nuối. Thậm chí, có em đã trải qua sự việc đáng tiếc này đến 3 lần.

Điểm chuẩn 2022: Ngành Báo chí, PR lên ngôi, gần 10 điểm/môn mới đỗ

Đặng Chung |

Năm 2022, các ngành Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng (Public Relations - PR)… vẫn là những ngành hot, có sức hút với đông đảo thí sinh. Điểm chuẩn vào các ngành này ở mức cao kỷ lục, thí sinh đạt trên 29 điểm với khối C00 mới có thể đỗ.

Lỗi đăng ký nguyện vọng, thí sinh trượt đại học đợt 1

Huyên Nguyễn |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vẫn nhận được kiến nghị của thí sinh phản ánh chưa hoàn thành đăng ký xét tuyển nguyện vọng và sẽ không có bất cứ phương án nào được xem xét và giải quyết khi hệ thống đã đóng. Quy trình rắc rối trong xét tuyển có thể dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi của thí sinh, trượt đại học đã được các chuyên gia nhiều lần cảnh báo.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Thi 4 lần đại học, 3 năm đạt trên 27 điểm, thí sinh vẫn trượt

Trang Thiều - Phùng Nhung |

Dù đã cố gắng đạt trên 9 điểm/môn, nhiều thí sinh vẫn trượt đại học trong tiếc nuối. Thậm chí, có em đã trải qua sự việc đáng tiếc này đến 3 lần.

Điểm chuẩn 2022: Ngành Báo chí, PR lên ngôi, gần 10 điểm/môn mới đỗ

Đặng Chung |

Năm 2022, các ngành Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng (Public Relations - PR)… vẫn là những ngành hot, có sức hút với đông đảo thí sinh. Điểm chuẩn vào các ngành này ở mức cao kỷ lục, thí sinh đạt trên 29 điểm với khối C00 mới có thể đỗ.

Lỗi đăng ký nguyện vọng, thí sinh trượt đại học đợt 1

Huyên Nguyễn |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vẫn nhận được kiến nghị của thí sinh phản ánh chưa hoàn thành đăng ký xét tuyển nguyện vọng và sẽ không có bất cứ phương án nào được xem xét và giải quyết khi hệ thống đã đóng. Quy trình rắc rối trong xét tuyển có thể dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi của thí sinh, trượt đại học đã được các chuyên gia nhiều lần cảnh báo.