Thế nào là “một bữa ngon”

Đào Tuấn |

Chao ôi! Nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao? Thức ăn không bao giờ tự nhiên chạy vào mồm - đấy là “một bữa no”. Đấy là Nam Cao. Đấy là cái lẽ “có làm có ăn”.

“Ăn cơm thôi” – Lò Văn Loàn bảo vợ Lò Thị Đông. Hai người ngồi ăn trên một tấm vỏ bao bì thay cho chiếc chiếu, với 2 chiếc bát, 2 đôi đũa, bát canh.

Loàn và Đông, cặp vợ chồng quê Sơn La, đang xuống thủ đô, tá túc trong 1 căn phòng trọ 4m2 giá thuê 700 ngàn mỗi tháng.

Quê hương không có việc làm, “đói đầu gối phải bò”, nên vợ chồng Loàn tha hương kiếm sống. Công việc phụ hồ vất vả, không nghỉ bất cứ ngày nào, nhưng mỗi tháng, anh có thể kiếm được 7-8 triệu đồng. Con số này, ở quê anh không bao giờ dám nghĩ tới.

Hãy nhìn bữa cơm của 2 người lao động, hai con người tuổi 20. Nó chỉ có một bát canh hổ lốn sụn - đậu - cà chua. Một xoong con con như thế được nấu từ sáng, để ăn cả ngày.

Cách đó không xa, Lan - công nhân Công ty Molex - đang đau đầu tính đếm cho một bữa cơm.

Giá rau tăng khiếp đảm. “Bó mồng tơi trước chỉ 5.000 đồng, giờ 13.000 đồng; cải chíp 6.000 đồng/bó, nay 16.000 đồng...

Và “phép tính” của chị là một phép trừ: Gia đình 4 người từ mỗi bữa một bó rau thì nay 1 bó chia 3 bữa.

Cái gì cũng đang tăng lên. Từ chai dầu ăn, đến mớ rau, bình ga. Và từ 5.000 đồng lên 13.000 đồng, 6.000 đồng lên 16.000 đồng... Nó không chỉ là tăng gấp đôi nữa.

Chỉ số giá, hay những cơn nóng lạnh của thịt lợn, rau xanh, xăng dầu đang tác động cực mạnh tới những người lao động vừa trải qua những tháng giãn cách xã hội vì dịch bệnh.

Nhưng nó sẽ khủng khiếp hơn rất nhiều nếu họ không có việc làm.

Tại hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam sáng nay, Chủ tịch Nguyễn Đình Khang có một phát biểu quan trọng: Chính phủ đang xây dựng chương trình phục hồi kinh tế... Vì vậy, năm 2022, Công đoàn sẽ tập trung vào vấn đề việc làm cho người lao động.

Mong muốn của người lao động đúng là rất rộng, nhu cầu của họ cũng rất nhiều: Những bữa ăn ngon, đời sống tinh thần được thoả mãn... Nhưng chắc chắn mong muốn nhất của họ là có việc làm. Và việc làm, chính là tiền đề để đảm bảo những cái tối thiểu được thoả mãn.

Đối với những công nhân như chị Lan, với những người lao động như Loàn, như Đông, một bữa ngon có nghĩa là một bữa no, để chí ít, đủ năng lượng tái tạo sức lao động.

Nhưng một bữa ngon, xét cho cùng- cũng không cần cao lương mĩ vị gì lắm - nó trước hết là một bữa cơm thanh thản để sau đó có thể gối cao đầu mà ngủ, thay vì phải lo ăn.

Đào Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Công nhân chật vật lo bữa ăn vì thực phẩm đắt đỏ

Minh Phương - Ngọc Lê |

Giữa khu chợ dân sinh tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh (Hà Nội), chị Nguyễn Thị Lan - công nhân Công ty TNHH Molex Việt Nam (Đông Anh, Hà Nội) lần lữa mãi chưa chọn được rau vì giá quá đắt. Tại TP. Hồ Chí Minh, nhiều công nhân cũng khổ sở vì giá rau củ, thực phẩm quá cao.

Cuộc sống người lao động trong phòng trọ “hộp diêm”

Tất Thảo |

Hà Nội - Gần trưa Chủ nhật (24.10), vợ chồng anh Lò Văn Loàn trở về phòng trọ chật chội, bé như... hộp diêm tại thôn Ngọc Giả, xã Ngọc Hoà, huyện Chương Mỹ, Hà Nội để ăn cơm, nghỉ ngơi. Trong khi anh Loàn cắm lại cơm, vợ anh - chị Tòng Thị Đông - tranh thủ giặt quần áo.

Cuộc sống bên trong phòng trọ "đi 4 bước chân là hết" của vợ chồng phụ hồ

Tất Thảo |

Hà Nội- Vợ chồng anh Lò Văn Loàn và chị Lò Thị Đông – cùng làm phụ hồ - thuê một phòng trọ chật chội tại thôn Ngọc Giả, xã Ngọc Hoà, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Trừ khu vệ sinh, căn phòng trọ chỉ rộng khoảng 4m2, giá thuê là 700.000 đồng/tháng.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Công nhân chật vật lo bữa ăn vì thực phẩm đắt đỏ

Minh Phương - Ngọc Lê |

Giữa khu chợ dân sinh tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh (Hà Nội), chị Nguyễn Thị Lan - công nhân Công ty TNHH Molex Việt Nam (Đông Anh, Hà Nội) lần lữa mãi chưa chọn được rau vì giá quá đắt. Tại TP. Hồ Chí Minh, nhiều công nhân cũng khổ sở vì giá rau củ, thực phẩm quá cao.

Cuộc sống người lao động trong phòng trọ “hộp diêm”

Tất Thảo |

Hà Nội - Gần trưa Chủ nhật (24.10), vợ chồng anh Lò Văn Loàn trở về phòng trọ chật chội, bé như... hộp diêm tại thôn Ngọc Giả, xã Ngọc Hoà, huyện Chương Mỹ, Hà Nội để ăn cơm, nghỉ ngơi. Trong khi anh Loàn cắm lại cơm, vợ anh - chị Tòng Thị Đông - tranh thủ giặt quần áo.

Cuộc sống bên trong phòng trọ "đi 4 bước chân là hết" của vợ chồng phụ hồ

Tất Thảo |

Hà Nội- Vợ chồng anh Lò Văn Loàn và chị Lò Thị Đông – cùng làm phụ hồ - thuê một phòng trọ chật chội tại thôn Ngọc Giả, xã Ngọc Hoà, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Trừ khu vệ sinh, căn phòng trọ chỉ rộng khoảng 4m2, giá thuê là 700.000 đồng/tháng.