Thầy Sơn không được dùng từ “tởm” với ngành giáo dục

Xuân Hùng |

Lá đơn của ông Lê Trần Ngọc Sơn – giáo viên tiếng Anh Trường Tiểu học An Lợi (xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) xin ra khỏi ngành với lý do “công tác trong một cơ sở giáo dục nhưng có quá nhiều điều phi giáo dục, tởm nhất là vấn nạn dối trá” đang gây nhiều tranh luận trong cộng đồng.

Ngay khi lá đơn được phát tán trên mạng, có hàng nghìn bình luận kiểu “té nước theo mưa”, chỉ trích ngành giáo dục. Có nên như vậy không?

Trước hết cần nhận thức rằng, đây là một trường hợp cụ thể ở một môi trường giáo dục cụ thể là Trường Tiểu học An Lợi, xã An Phước, huyện Long Thành, Đồng Nai chứ không phải là môi trường giáo dục nói chung.

Ngành giáo dục không phải nơi nào cũng “tởm” đâu thưa quý vị. Hàng nghìn giáo viên cắm bản, ngày ngày cặm cụi “gieo” chữ trên non, “cõng” chữ tới trường dù mưa gió bão bùng, chèo thuyền đến bản. Hàng nghìn thầy cô thương học trò như con, dùng đồng lương ít ỏi mua gạo, mua cá khô cho trò… Cuộc sống dù vất vả nhưng các thầy cô vẫn vui với nghề.

Vậy nên, đừng dùng từ “tởm” với giáo dục.

Ngay cả môi trường giáo dục nơi thầy Sơn công tác cũng không thể nào “tởm” như quy kết của thầy. Tập thể sư phạm nhà trường còn nhiều thầy cô, nhiều người đang ngày đêm cặm cụi bên trang giáo án, phấn đầy tay vì học trò thân yêu. Đi dạy học đâu chỉ vì đồng lương hay vì hiệu trưởng. Nghề giáo, ngay khi chọn, chẳng mấy ai nghĩ sẽ làm giàu. Chọn nghề, gắn bó với nghề còn là trách nhiệm với đời, vì thấy việc mình làm có ý nghĩa với cuộc sống.

Thầy Sơn dùng từ như vậy có chuẩn mực không? Dù dạy tiếng Anh nhưng thầy cũng thừa hiểu sắc thái ý nghĩa của từ “tởm” trong tiếng Việt. Dù thầy cho rằng tính mình thẳng thắn, bộc trực thấy gì nói đó nhưng đã là nhà giáo, nói gì, làm gì cần phải chuẩn mực chứ chưa nói đến đây là lá đơn mang tính quy phạm. Nhà giáo trên khắp thế gian này cần như thế chứ không phải chỉ ở ta.

Nhưng cũng rất cần làm rõ, môi trường giáo dục nơi thầy Sơn công tác có điểm nào thực sự “tởm” hay không, có sự dối trá, phi giáo dục hay không? Nếu có điều đó, phải kê đơn, bốc thuốc chữa trị ngay, kể cả phải cắt đi những thứ thối rữa, ô uế, “tởm lợm”. Còn nếu không thì thầy Sơn phải chịu trách nhiệm với phát ngôn của mình. Không thể để một trường hợp cụ thể mà ảnh hưởng tới danh dự của hàng trăm ngàn nhà giáo, của cả ngành giáo dục.

Và cũng đã đến lúc, những nhà quản lý giáo dục, dù không hài lòng với kiểu phát ngôn như thầy Sơn cũng cần soi gương, nhìn nhận lại cách vận hành nền giáo dục hiện nay. Có chạy theo thành tích hay không? Có vì áp lực chỉ tiêu mà nhắm mắt làm ngơ, đồng loã với dối trá, báo cáo không trung thực hay không? Có mua bằng, đổi điểm chạy danh hiệu hay không?...

Cũng xin thưa với thầy Sơn, ngành giáo dục nước nhà đào tạo ra nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, trí thức xây dựng đất nước này, trong đó có thầy.

Xin đừng quên điều đó.

Xuân Hùng
TIN LIÊN QUAN

Theo cô giáo vùng cao đến nơi không điện, không đường

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Bản Vàng Lếch 2, xã Nậm Tin, huyện Nậm Pồ, Điện Biên là nơi không điện, không đường nhưng có 1 cô giáo vùng cao mỗi ngày vẫn vượt suối, băng rừng để đến lớp học đầy tình yêu thương.

Cô giáo hơn 16 năm lái thuyền ươm mầm các em thơ

Minh Chuyên - An Trịnh |

Yêu học sinh, thấu hiểu gia cảnh từng em nhỏ, cô giáo Quách Thị Bích Nụ gần 20 năm qua miệt mài lái thuyền đưa đón, ươm mầm nhiều thế hệ học sinh.

Cô giáo vùng cao vượt nước lũ, tự chèo bè đến lớp

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Hôm nào cũng vậy, trước 6h sáng, cô giáo vùng cao Ly Thị Cộng lại phải có mặt tại trường, sau đó ra bờ suối để đi bè đến lớp. Đó là một lớp học trên đỉnh núi, cách điểm trường trung tâm chỉ hơn 1km...

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Theo cô giáo vùng cao đến nơi không điện, không đường

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Bản Vàng Lếch 2, xã Nậm Tin, huyện Nậm Pồ, Điện Biên là nơi không điện, không đường nhưng có 1 cô giáo vùng cao mỗi ngày vẫn vượt suối, băng rừng để đến lớp học đầy tình yêu thương.

Cô giáo hơn 16 năm lái thuyền ươm mầm các em thơ

Minh Chuyên - An Trịnh |

Yêu học sinh, thấu hiểu gia cảnh từng em nhỏ, cô giáo Quách Thị Bích Nụ gần 20 năm qua miệt mài lái thuyền đưa đón, ươm mầm nhiều thế hệ học sinh.

Cô giáo vùng cao vượt nước lũ, tự chèo bè đến lớp

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Hôm nào cũng vậy, trước 6h sáng, cô giáo vùng cao Ly Thị Cộng lại phải có mặt tại trường, sau đó ra bờ suối để đi bè đến lớp. Đó là một lớp học trên đỉnh núi, cách điểm trường trung tâm chỉ hơn 1km...