Thần linh đâu mua được bằng tiền

LÊ THANH PHONG |

Cho đến hôm nay, những gì diễn ra ở một số nơi được gọi là “linh thiêng” trên khắp cả nước, cho thấy không phải là tín ngưỡng tôn giáo, mà là mê tín. Phải khẳng định là như vậy.

Đúng ra, xã hội càng văn minh, con người được tiếp thu nhiều kiến thức khoa học, thì càng đủ khả năng nhận thức để rời xa những gì thuộc về mê tín mông muội, niềm tin tăm tối. Con người có thể đo được một vụ nổ cách xa trái đất hàng tỉ năm ánh sáng, vậy mà có người còn tin vào một đám mây có hình hài như thánh thần và quỳ mọp xuống vái lạy, điều này quả là phi lý nhưng nó rất phổ biến.

Có một điều rất đáng nêu ra để suy nghĩ, trước đây, ngày xưa, con người ta cũng đi lễ chùa, cũng viếng nơi linh thiêng, nhưng không điên cuồng như bây giờ.

Vì sao vậy? Có phải không ít người ngày nay đang khủng hoảng về lòng tin ở ngay chính trong đời sống nên bấu víu vào thần thánh?

Rất có thể như vậy, những gì đang diễn ra chung quanh ta hằng ngày cho thấy, sự giả dối không ít, lòng trung thực khan hiếm, sự tranh giành lợi lộc gia tăng, tình thương yêu và sự tha thứ ít ỏi. Những người mất thăng bằng về đời sống tinh thần thì họ phải tìm một điểm tựa và hình như họ đang làm theo số đông như cách u mê hiện nay.

Đến đền chùa, miếu mạo, nhiều người nhét tiền vào tay Phật hay thần thánh để ngã giá. Họ tính toán đầu tư ít tiền lẻ để mặc cả mối lợi lớn, thánh thần đâu không thấy, chỉ thấy những “tín đồ” của lòng tham đang lao vào van xin, thậm chí như muốn tranh cướp phúc lộc ngay cửa Phật.

Số đông ảnh hưởng nhau, bắt chước nhau, sợ rằng nếu thiên hạ đều làm như thế mà mình không làm theo thì bị thua thiệt. Có những người nghĩ rằng, phải làm to hơn người khác, lễ phải hoành tráng hơn để thánh thần chú ý tới mình hơn, họ nghĩ rằng Phật cũng toan tính lợi ích, cũng phân chia to nhỏ như họ. Cách đi lễ này khác xa với cha ông, đó là “một chén nước trong, một lòng thành kính, một dạ vui mừng”.

Làm sao để chữa được căn bệnh u mê ám chướng này? Câu trả lời là chính các chức sắc tôn giáo phải lên tiếng phản đối, phải giáo huấn cho tín đồ của mình. Nếu như các thầy khả kính lên án mạnh mẽ và khẳng định các hoạt động đó là buôn thần bán thánh, là mê tín dị đoan và không cho phép thực hiện tại nơi mình quản lý thì sẽ hạn chế ngay lập tức.

Còn nữa, những quan chức nào tham gia vào những chuyện mê tín này xin dừng ngay lại, nếu như chính các vị cũng u mê thì làm sao đòi hỏi người dân có đời sống tinh thần văn minh.

LÊ THANH PHONG
TIN LIÊN QUAN

Vì sao ngày càng có nhiều người mê tín?

HẢI ĐĂNG |

Mỗi dịp Tết, tệ nạn mê tín dị đoan lại bùng phát dữ dội, và có chiều hướng ngày càng tăng. Những chuyện bi hài như cúng vái con cá, cục đá, rắn nước, hàng nghìn người chen chân lễ bái tại các đình chùa… cho thấy tâm lý mê muội, cuồng tín trong một bộ phận người dân còn rất nặng nề.

"Không nên nhìn các hiện tượng mê tín dị đoan như một hiện tượng văn hóa đơn thuần..."

M. K |

Sự mê tín biến thành cuồng tín của một bộ phận người dân không chỉ gây bất an cho xã hội mà còn gây tốn kém, lãng phí công sức tiền bạc. Ông Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam có cách nhìn nhận rằng, xã hội chuyển đổi đã tạo ra những hệ lụy không nhỏ.

Thần thánh hóa từ con cá tới cục đá: Đừng biến tín ngưỡng thành mê tín, mông muội!

MAI CHÂU - MINH THI - HUYÊN NGUYỄN |

Những ngày đầu năm, các lễ hội được tổ́ chức dày đặc, vẫn diễn ra cảnh cướp lộc, chen chân, xô lấn, thậm chí đánh nhau gây thương tích. Đặc biệt, nạn buôn thần, bán thánh, “mua chuộc” thánh thần bằng vài đồng tiền lẻ và các lễ vật… đã trở thành nỗi ám ảnh của những người hành hương.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Vì sao ngày càng có nhiều người mê tín?

HẢI ĐĂNG |

Mỗi dịp Tết, tệ nạn mê tín dị đoan lại bùng phát dữ dội, và có chiều hướng ngày càng tăng. Những chuyện bi hài như cúng vái con cá, cục đá, rắn nước, hàng nghìn người chen chân lễ bái tại các đình chùa… cho thấy tâm lý mê muội, cuồng tín trong một bộ phận người dân còn rất nặng nề.

"Không nên nhìn các hiện tượng mê tín dị đoan như một hiện tượng văn hóa đơn thuần..."

M. K |

Sự mê tín biến thành cuồng tín của một bộ phận người dân không chỉ gây bất an cho xã hội mà còn gây tốn kém, lãng phí công sức tiền bạc. Ông Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam có cách nhìn nhận rằng, xã hội chuyển đổi đã tạo ra những hệ lụy không nhỏ.

Thần thánh hóa từ con cá tới cục đá: Đừng biến tín ngưỡng thành mê tín, mông muội!

MAI CHÂU - MINH THI - HUYÊN NGUYỄN |

Những ngày đầu năm, các lễ hội được tổ́ chức dày đặc, vẫn diễn ra cảnh cướp lộc, chen chân, xô lấn, thậm chí đánh nhau gây thương tích. Đặc biệt, nạn buôn thần, bán thánh, “mua chuộc” thánh thần bằng vài đồng tiền lẻ và các lễ vật… đã trở thành nỗi ám ảnh của những người hành hương.