Thảm họa

Anh Đào |

Một quyển sách chi chít chữ, chi chít số, chi chít ngày tháng, chi chít sự kiện nhìn đã phát ớn. Một lối học chỉ chép và chép. Chép đến rụng tay, chép đến “tẩu hỏa nhập ma”. Có lẽ, đã đến lúc đặt vấn đề là khi nào chấm dứt “thảm họa” này, chứ không còn có thể nói chuyện “không bình thường” hay bất ngờ nữa.

Nói không hề bất ngờ - trước kết quả “đội sổ” của môn lịch sử với 70% bài thi dưới điểm 5 - là bởi phổ điểm trung bình môn này luôn là thảm hại. Năm 2016 điểm trung bình môn sử là 4,49. Năm 2017 là 4,6. Năm ngoái là 3,79.

Bảo không thể nói chuyện “không bình thường”, bởi chính một vị bộ trưởng ngành giáo dục từng khẳng định như đinh đóng cột: Hàng ngàn điểm 0 môn sử là... bình thường.

Và nói về thảm họa môn sử ngày hôm nay, không thể không nhắc lại những thảm họa đã từng xảy ra như một tiền đề: Năm 2013, dư luận sốc nặng khi một clip ngắn quay lại cảnh đề cương môn sử bị học sinh một trường học ở TP HCM xé nát, thả bay như bướm, trắng một góc sân trường. Hôm đó là ngày 30.3, ngay sau khi Bộ Giáo dục công bố môn sử không có trong 6 môn thi tốt nghiệp.

Chúng ta vẫn biện minh rằng có thể đó là một phút, một cơn lên đồng tập thể. Nhưng không thể biện minh tình trạng chán ghét môn sử. Và phổ điểm tệ hại một cách liên tục và phổ biến chính là một minh chứng.

Sáng nay, bài viết có tính chất tự kiểm của một thầy giáo “35 năm dạy sử” được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Đại ý học sinh chán ghét môn sử vì “chương trình quá nặng nề và chi tiết”, “bắt phải nhớ quá nhiều”; “Nội dung đậm chất báo cáo”. Toàn “những chiến dịch, những trận đánh, ta tiêu diệt bao nhiêu tên địch, bắn rơi mấy chiếc máy bay, xe tăng, tàu chiến… Sự kiện đó diễn ra vào ngày tháng năm nào…

Chán ghét, vì “cách kiểm tra vẫn là học thuộc lòng. Học sinh nhớ được những điều ấy là thiên tài, cần gì phải học nữa”.

Chán ghét, vì “Nhồi nhét một mớ kiến thức có sẵn vừa nặng về học thuộc ghi nhớ, vừa nặng về tuyên truyền mà không biết áp dụng vào đâu”.

Và chính những sai lầm về chương trình, về dạy - học và kiểm tra/thi đã dẫn tới “hệ quả tất yếu” là học sinh chán lịch sử từ khi còn ở bậc THCS chứ không phải chỉ có lớp 12.

Và ông mong muốn “Quý Bộ và thầy cô hãy nhìn thẳng”.

Sách thì chi chít chữ, chi chít số, chi chít ngày tháng, chi chít sự kiện. Học thì theo kiểu nhồi nhét. Thi thì thi thuộc lòng. Và kết quả “hàng ngàn điểm 0 môn sử” được đánh giá là “bình thường” từ một vị bộ trưởng giáo dục.

Bây giờ, có lẽ đã đến lúc cần nghiêm túc về một sự thay đổi. Thay đổi cách làm nội dung để môn sử thực sự là sử sống chứ không phải thứ sử chết chỉ toàn chi chít chữ, chi chít số, trừ khi chúng ta thấy thảm họa hôm nay vẫn bình thường.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Lý do môn Lịch sử, Tiếng Anh có điểm dưới trung bình cao nhất

Trang Anh |

Lý giải việc môn Lịch sử và tiếng Anh có 70% thí sinh điểm dưới trung bình, các chuyên gia cho rằng, một phần phản ánh chất lượng dạy – học của các trường phổ thông, ngoài ra cũng phản ánh tâm lý học tập kiểu ứng thí của thí sinh.

Thí sinh đạt 10 điểm thi THPT Quốc gia môn Sử đăng ký Sư phạm văn

Anh Nhàn |

10 điểm thi môn Sử, 25.75 tổng điểm thi khối C (Văn, Sử, Địa), em Vương Thị Vân Anh mong muốn đăng ký vào ngành sư phạm Ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm TPHCM.

Tự hào với những chuyến bay hạnh phúc đêm giao thừa

Minh Hạnh |

Reng reng... tiếng chuông báo thức của vị hành khách nào đó chợt kêu liên hồi báo hiệu đã điểm 12h. Và đó chính là cách tiếp viên Trần Thị Thanh Huyền nhận ra năm mới đã đến. Với chị, đón giao thừa ngay tại "phòng làm việc" trên không dường như đã trở thành một thói quen thân thuộc.

Hình nộm rồng bốc cháy, hàng trăm người xin lửa cầu may đêm giao thừa

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Năm nào cũng vậy, cứ đêm giao thừa, dân làng Đồng Bồng (xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) lại huy động thanh niên trai tráng đi rước lửa từ trong ngôi đền ra đình làng để làm lễ, sau đó châm lửa vào hình nộm một con rồng (đã được chuẩn bị trước), để dân trong làng châm lửa mang về nhà, cầu may một năm mới an khang thịnh vượng.

Táo Quân 2023 trào lộng với hình ảnh dàn Táo nhảy điệu "đúng hay sai"

Mi Lan |

Tại Táo Quân 2023, khán giả được nhắc nhớ lại những khoảnh khắc đầy dấu ấn của chương trình suốt 20 năm lên sóng.

Loạt hoa hậu, á hậu gửi lời chúc Tết báo Lao Động

Nhóm PV |

Hoa hậu Thùy Tiên, hoa hậu Lương Thùy Linh, hoa hậu Thanh Thủy, á hậu Kiều Loan, á hậu Phương Anh... đã gửi những lời chúc Tết thân thương nhất tới báo Lao Động cùng toàn thể độc giả.

Người dân phố cổ tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa

NHÓM PV |

Trên các tuyến phố Hàng Thiếc, Hàng Buồm, Hàng Nón, nhiều gia đình tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời, chờ thời khắc chuyển sang năm mới Quý Mão.

Lên phố xem bắn pháo hoa Hồ Gươm, "méo mặt" giá gửi xe máy 100.000 đồng

Nhóm PV |

Càng gần giao thừa, lượng người đổ về các điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội càng lớn. Lượng người càng tăng, các điểm trông giữ xe càng đua nhau tăng giá, có nơi còn báo giá 100.000 đồng/xe. Còn người dân thì đành phải ngậm ngùi cho qua vì có muốn cũng chẳng còn lựa chọn khác.

Lý do môn Lịch sử, Tiếng Anh có điểm dưới trung bình cao nhất

Trang Anh |

Lý giải việc môn Lịch sử và tiếng Anh có 70% thí sinh điểm dưới trung bình, các chuyên gia cho rằng, một phần phản ánh chất lượng dạy – học của các trường phổ thông, ngoài ra cũng phản ánh tâm lý học tập kiểu ứng thí của thí sinh.

Thí sinh đạt 10 điểm thi THPT Quốc gia môn Sử đăng ký Sư phạm văn

Anh Nhàn |

10 điểm thi môn Sử, 25.75 tổng điểm thi khối C (Văn, Sử, Địa), em Vương Thị Vân Anh mong muốn đăng ký vào ngành sư phạm Ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm TPHCM.