Tăng lương và giá “cọng hành” 100.000 đồng/kg

Anh Đào |

Tin chưa vui là 62%, tức là gần hai phần ba lao động mất việc làm vì dịch. Số duy trì được việc thì thu nhập lại giảm mạnh. Tin vui là ngân sách sẽ ưu tiên nguồn để tăng lương cơ sở vào năm 2022.

Nếu để kể, chắc nhiều người sẽ không quên câu chuyện “cọng hành lá” thời giãn cách đã có lúc tăng lên 100.000 đồng/kg.

100.000 đồng, so với trước đó chỉ 30.000-45.000 đồng, tỉ lệ tăng từ 200-300%.

Tại sao giá hành lại tăng như vậy?

Câu trả lời - không hề vô lý: Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vận tải nói riêng bị đè nặng bởi một thứ chi phí mới đã được định hình, gọi tên: Phí covid. Mà cụ thể là chi phí cho xét nghiệm, chi phí cho nhân lực bị buộc cách ly y tế…

Từ thứ đơn giản, “không thể đừng” như cọng hành, mớ rau, ký gạo mà cũng tăng phi mã… cho thấy sức ép cực lớn lên túi tiền người dân vốn ngày càng eo hẹp.

Năm ngoái, báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết: 32,1 triệu người bị ảnh hưởng thu nhập việc làm… 32,1 triệu, có nghĩa là 1/3 dân số.

Khảo sát của Ban IV vừa công bố cũng cho biết có tới 62% người được khảo sát cho biết đã mất việc làm vì COVID-19.

Trong số này, một nửa mất việc trong 1-3 tháng, 25% mất việc dưới 1 tháng và 15% đã không còn việc hơn nửa năm.

Một nửa trong số 62% mất việc ấy nói đến một thực tế là chỉ còn tiền đảm bảo cuộc sống dưới 1 tháng.

Nghị quyết 01 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, về việc tăng lương, vì thế, đáng là một tin vui.

Dù dịch bệnh vẫn phức tạp, nhưng ngân sách nhà nước không hề thiếu tiền.

Tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hồi giữa tháng 8, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết nguồn dành để tăng lương đã sẵn sàng với 252.000 tỉ còn dư.

Báo cáo mới nhất từ Bộ Tài chính cho biết thu ngân sách Nhà nước tháng 8 đạt 78.600 tỉ. Luỹ kế 8 tháng đầu năm đã đạt đến con số hơn 1 triệu tỉ đồng, bằng 74,8% dự toán, và vẫn tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2020

Tăng lương vì thế, là để “trả nợ” cho lần xin hoãn năm ngoái, và cũng để bù đắp ít nhiều cho những gì mà người dân đã phải thắt lưng buộc bụng trong hơn 1 năm qua khi “cái gì cũng tăng, trừ thu nhập”.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từng khẳng định: “Dứt khoát phải cải cách tiền lương vào 1.7.2022, không thể chậm được”.

Nhưng suy cho cùng, lương tăng, vào giữa sang năm, chỉ thật sự có ý nghĩa khi đi kèm các biện pháp để không tồn tại một mặt bằng giá mới.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Ủng hộ mỗi người ít nhất 1 ngày lương cho công tác phòng, chống dịch

Phạm Đông |

Tiểu ban vận động và huy động xã hội tổ chức vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên phạm vi toàn quốc ủng hội mỗi người ít nhất một ngày lương, hoặc thu nhập cho công tác phòng chống dịch COVID-19.

Cán bộ công đoàn ngày đêm chuyển lương thực cho NLĐ ở "điểm nóng" dịch bệnh

HOÀNG TRUNG - ĐÌNH TRỌNG |

Dịch bệnh đã kéo dài ở Bình Dương  nhiều tháng qua đẩy những người lao động nhập cư vào cảnh khó khăn. Hoạt động của tổ chức công đoàn Bình Dương trong lúc này như chạy đua với thời gian để tiếp tế lương thực cho người động hết đồ ăn ở các phòng trọ.

Giá thực phẩm tại các điểm TPHCM tăng cao, người dân đổ xô đi mua sắm

NGỌC LÊ - THANH VŨ |

Sau khi TPHCM quyết định tăng cường biện pháp phòng chống COVID-19 từ 0h ngày 23.8, nhiều người dân đã đổ xô đi mua sắm dẫn tới giá thực phẩm tại một số điểm bán lẻ tăng cao.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Ủng hộ mỗi người ít nhất 1 ngày lương cho công tác phòng, chống dịch

Phạm Đông |

Tiểu ban vận động và huy động xã hội tổ chức vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên phạm vi toàn quốc ủng hội mỗi người ít nhất một ngày lương, hoặc thu nhập cho công tác phòng chống dịch COVID-19.

Cán bộ công đoàn ngày đêm chuyển lương thực cho NLĐ ở "điểm nóng" dịch bệnh

HOÀNG TRUNG - ĐÌNH TRỌNG |

Dịch bệnh đã kéo dài ở Bình Dương  nhiều tháng qua đẩy những người lao động nhập cư vào cảnh khó khăn. Hoạt động của tổ chức công đoàn Bình Dương trong lúc này như chạy đua với thời gian để tiếp tế lương thực cho người động hết đồ ăn ở các phòng trọ.

Giá thực phẩm tại các điểm TPHCM tăng cao, người dân đổ xô đi mua sắm

NGỌC LÊ - THANH VŨ |

Sau khi TPHCM quyết định tăng cường biện pháp phòng chống COVID-19 từ 0h ngày 23.8, nhiều người dân đã đổ xô đi mua sắm dẫn tới giá thực phẩm tại một số điểm bán lẻ tăng cao.