Tăng lương tối thiểu nhưng phải giảm được gánh nặng chi tiêu

Hoàng Lâm |

Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Luật Lao động 2019 quy định như vậy nhưng cho đến nay căn cứ để xác định mức sống tối thiểu vẫn chưa được cơ quan nào ban hành. Trong khi đó, Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương đã ghi rõ: “Cơ quan thống kê của Nhà nước công bố mức sống tối thiểu hằng năm để làm căn cứ xác định mức lương tối thiểu và khuyến nghị các định hướng chính sách tiền lương; tăng cường điều tra, công bố định kỳ thông tin, số liệu về tiền lương và thu nhập của cả khu vực công và khu vực thị trường”.

Khi chưa xác định mức sống tối thiểu thì cơ cấu chi tiêu của người lao động và gia đình họ chỉ mang tính ước lượng và thực tế cho thấy mức độ chênh lệch đáng kể giữa lương tối thiểu vùng hiện nay và lương thực trả.

Tổng cục Thống kê công bố thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III/2023 là 7,1 triệu đồng, tăng 146.000 đồng so với quý II/2023 và tăng 359.000 đồng so với cùng kỳ năm trước. Nhưng một khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn lại cho thấy, có trên 58% công nhân lao động không có tích lũy; chỉ trên 11% có tích lũy đủ chi tiêu dưới 1 tháng; 16% có tích lũy đủ chi tiêu 1 - 3 tháng và chỉ hơn 12% có tích lũy đủ chi tiêu trên 3 tháng.

Rõ ràng, mức lương tối thiểu vùng đang quy định tại Nghị định 38/NĐ-CP với vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng; vùng 2 là 4.160.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.640.000 đồng/tháng và vùng 4 là 3.250.000 đồng/tháng thấp hơn rất nhiều so với yêu cầu thực tế của người lao động.

Bởi vậy mong mỏi điều chỉnh tiền lương tối thiểu và đi làm phải đủ sống, có tích lũy phòng khi bị giảm hoặc mất việc làm là một trong những kỳ vọng lớn của người lao động.

Tăng lương là chưa đủ. Bởi báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động quốc tế chỉ ra rằng, mức tăng lương tối thiểu trong những năm qua chỉ tương đương với chỉ số lạm phát. Hay nói một cách khác mức lương tăng chỉ tạm thời bù cho trượt giá khi hàng hóa, các dịch vụ thiết yếu đã tăng đồng loạt.

Trong bối cảnh hiện nay, khi kinh tế còn khó khăn tác động đến sức khỏe doanh nghiệp thì câu chuyện hài hòa lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động trong việc tăng lương cần phải đặt ra.

Một mặt lương tối thiểu phải tăng. Nhưng mặt khác cần có những chính sách quyết liệt để kiềm chế lạm phát, ngăn chặn đà tăng của hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như y tế, giáo dục, giao thông đi lại… trong đó có những chính sách hướng trực tiếp đến lực lượng người lao động tại doanh nghiệp. Điều này sẽ làm giảm gánh nặng chi tiêu trong gia đình không tạo quá nhiều áp lực lên đồng lương.

Như vậy đồng lương mới trở thành động lực thúc đẩy phát triển, đồng thời không vượt qua khả năng chi trả của doanh nghiệp trong hoàn cảnh hiện nay.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Nếu giữ nguyên mức lương tối thiểu như hiện nay thì coi như lương bị giảm

Kiều Vũ |

Hà Nội – Trao đổi với Báo Lao Động về lương tối thiểu vùng, cán bộ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và cán bộ Công đoàn cơ sở đều khẳng định, cần phải tăng để giảm bớt khó khăn cho công nhân lao động.

Sẽ họp xét tăng lương tối thiểu vùng vào ngày 20.12

HẠNH AN |

Theo đại diện Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ họp phiên thứ 2 bàn về phương án lương tối thiểu vùng năm 2024 vào ngày 20.12.

Cải cách về mức lương tối thiểu vùng theo Nghị quyết 27

Quế Chi (T/H) |

Mức lương tối thiểu vùng là một trong những nội dung cải cách được nêu lên tại Nghị quyết Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018.

Lãnh đạo Quỹ Tín dụng nhân dân thua kiện vì sa thải lao động trái pháp luật

Trung Du |

Tòa án nhân dân cả 2 cấp ở Thái Bình đều thống nhất hủy quyết định về việc cho thôi việc của Quỹ Tín dụng nhân dân Đồng Tiến đối với người lao động do sa thải trái pháp luật.

Lương tối thiểu vùng thấp, công nhân gặp khó

HẠNH AN - THẾ ĐẠI |

Để có một bữa cơm gia đình đầy đủ rau, cá, thịt... chị Chi phải bỏ ra từ 100.000 đến 200.000 đồng đi chợ, trong khi mứclương của chị chỉ vỏn vẹn 7 triệu đồng/tháng đã bao gồm các khoản phụ cấp. Lương thấp, nhiều đồng nghiệp làm công nhân như chị đã bỏ nhà máy, trở về quê sinh sống.

Hà Nội thúc tiến độ dự án giao thông trọng điểm dịp cuối năm

THU GIANG |

Thành phố Hà Nội đang tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm chậm tiến độ trên địa bàn nhằm khép kín các tuyến đường vành đai, cải thiện hệ thống giao thông công cộng, từ đó làm giảm áp lực lên hạ tầng Thủ đô.

Giảm tải áp lực về máu cho y bác sĩ, bệnh nhân tại Cần Thơ

PHONG LINH - MỸ LY |

Việc Bệnh viện Huyết học - Truyền máu TP Cần Thơ từng bước gỡ khó đấu thầu, mua sắm vật tư, hóa chất y tế đã phần nào giảm tải áp lực về máu cho các y bác sĩ, bệnh nhân tại Cần Thơ nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung.

Loạt ôtô mới vừa cập bến thị trường xe Việt

LÂM ANH |

Những ngày giữa tháng 12.2023, một loạt các mẫu xe ôtô mới đến từ nhiều hãng đã chính thức ra mắt thị trường xe Việt. Các mẫu xe này sẽ tham gia cạnh tranh ở nhiều phân khúc khác nhau.

Nếu giữ nguyên mức lương tối thiểu như hiện nay thì coi như lương bị giảm

Kiều Vũ |

Hà Nội – Trao đổi với Báo Lao Động về lương tối thiểu vùng, cán bộ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và cán bộ Công đoàn cơ sở đều khẳng định, cần phải tăng để giảm bớt khó khăn cho công nhân lao động.

Sẽ họp xét tăng lương tối thiểu vùng vào ngày 20.12

HẠNH AN |

Theo đại diện Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ họp phiên thứ 2 bàn về phương án lương tối thiểu vùng năm 2024 vào ngày 20.12.

Cải cách về mức lương tối thiểu vùng theo Nghị quyết 27

Quế Chi (T/H) |

Mức lương tối thiểu vùng là một trong những nội dung cải cách được nêu lên tại Nghị quyết Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018.