Tăng lương, đừng lỡ hẹn thêm nữa với những người đang phải "ăn mì tôm"

Anh Đào |

Người lao động “ăn nhiều mì tôm hơn” vì dịch bệnh, đến cọng rau cũng ăn dè vì bão giá. Trong khi đó, không những không tăng, tiền lương thực nhận của họ thậm chí còn giảm 3 năm liên tiếp.

Tháng 6 năm ngoái, câu chuyện H, thanh niên 17 tuổi “ăn mì tôm suốt 19 ngày” đã gây xôn xao dư luận.

Tại sao lại mì tôm 19 ngày?

Có thể vì H “lười nấu cơm”, “chỉ ở nhà chơi điện thoại và ăn mì tôm” như cách nhìn nhận của chính quyền địa phương. Chúng ta đã chẳng bảo “không ai bị bỏ lại phía sau” rồi mà.

Cũng có thể H, một công nhân xa quê, đang phải cách ly trong vùng phong toả, túi không còn một xu, đang cầm cự, đang tồn tại bằng... những gói mì tôm tiếp tế.

Tại phiên họp Hội đồng Tiền lương quốc gia hôm qua, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã dùng đến hai chữ “Kiệt quệ” để nói về tình trạng của người lao động.

“Kiệt quệ vì dịch bệnh và bão giá”- suốt 2 năm qua.

Đúng là hoạ vô đơn chí. Đại dịch khiến hơn 30 triệu người lao động bị mất việc làm, nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập.

Đại dịch chưa qua đã lại đến bão giá, với xăng dầu- tăng gấp đôi, liên tiếp phá các kỷ lục lịch sử. Giá gas vượt mốc 500 ngàn đồng/bình. Các loại rau củ dầu ăn mắm muối tăng 20-30%. Trong rổ hàng hoá tính CPI thì có đến 9/10 loại hàng hoá dịch vụ cùng tăng giá.

Trong khi đó, lương không những không tăng mà còn đang giảm. Nếu như năm 2019, mức lương bình quân là 7,57 triệu đồng thì 2020 chỉ còn 7,40 triệu đồng, và 2021 giảm mạnh còn 6,6 triệu đồng.

Những con số rất đau đớn… cho thấy thu nhập thực tế của họ đã mất đi 10%, cho thấy “khó khăn chồng chất khó khăn”, và cho thấy sự kiệt quệ.

Trở lại với… mì tôm.

Đề mục đầu tiên trong khảo sát của Viện Công nhân - công đoàn cho biết: 21% người lao động phải ăn nhiều mì tôm hơn; 48% lao động phải giảm lượng thịt hàng ngày; 22% chuyển từ mua sắm mỗi ngày sang dùng thực phẩm do người thân cung cấp, 15% chọn việc ăn gộp bữa, giảm bữa, 60% tiết kiệm các khoản chi, 11% phải vay mượn tiền của người thân và 0,3% lao động vay lãi suất cao, tín dụng đen hoặc bán sổ bảo hiểm xã hội.

Giảm bữa, giảm chi tiêu, vay mượn tín dụng đen... và ăn mì tôm. Đủ combo... làm bất cứ gì để tồn tại.

Chẳng một người lao động nào muốn “ăn nhiều mì tôm hơn” cả đâu. Trừ phi chúng ta cưỡng từ đoạt lý giải thích rằng vì họ thích, vì thói quen, vì lười... hoặc trừ phi mì tôm là đặc sản kiểu mì ăn với tôm hùm.

Tăng lương, vì thế - đừng là cuộc mặc cả, đừng “hoãn”. Có ai lại “hoãn” trên sự kiệt quệ, có ai lại đi mặc cả trên thân phận của những người đang phải “ăn nhiều mì tôm hơn” bao giờ!

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang: Hội đồng Tiền lương Quốc gia cần sớm thống nhất, đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng

Nhóm phóng viên |

Ngày 28.3, tại Quảng Ninh diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia “Nguồn lực và động lực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 – tầm nhìn quốc gia và hành động địa phương” do Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức.

Công đoàn đàm phán tăng lương tối thiểu vùng: Mục tiêu là đảm bảo đời sống người lao động

quế chi |

Các chuyên gia cho rằng, trong cơ chế thị trường, sự căng thẳng trong đàm phán tăng lương tối thiểu giữa các bên trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia là điều bình thường. Bởi Tổng LĐLĐVN luôn kỳ vọng tăng lương để đảm bảo đời sống của người lao động; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại quan tâm tới mức tăng sao cho doanh nghiệp đảm bảo khả năng chi trả, năng lực cạnh tranh.

Từ 1.4, điều tra về tiền lương, mức sống tối thiểu: Tăng lương cho người lao động là hết sức cần thiết

THƯ HÂN |

Từ 1.4, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) sẽ tổ chức điều tra lao động, tiền lương và mức sống tối thiểu để làm căn cứ xây dựng các nội dung về lương tối thiểu vùng năm 2023 và các chính sách liên quan. Sau 2 năm “lỡ hẹn”, người lao động mong mỏi được tăng lương tối thiểu, thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang: Hội đồng Tiền lương Quốc gia cần sớm thống nhất, đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng

Nhóm phóng viên |

Ngày 28.3, tại Quảng Ninh diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia “Nguồn lực và động lực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 – tầm nhìn quốc gia và hành động địa phương” do Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức.

Công đoàn đàm phán tăng lương tối thiểu vùng: Mục tiêu là đảm bảo đời sống người lao động

quế chi |

Các chuyên gia cho rằng, trong cơ chế thị trường, sự căng thẳng trong đàm phán tăng lương tối thiểu giữa các bên trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia là điều bình thường. Bởi Tổng LĐLĐVN luôn kỳ vọng tăng lương để đảm bảo đời sống của người lao động; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại quan tâm tới mức tăng sao cho doanh nghiệp đảm bảo khả năng chi trả, năng lực cạnh tranh.

Từ 1.4, điều tra về tiền lương, mức sống tối thiểu: Tăng lương cho người lao động là hết sức cần thiết

THƯ HÂN |

Từ 1.4, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) sẽ tổ chức điều tra lao động, tiền lương và mức sống tối thiểu để làm căn cứ xây dựng các nội dung về lương tối thiểu vùng năm 2023 và các chính sách liên quan. Sau 2 năm “lỡ hẹn”, người lao động mong mỏi được tăng lương tối thiểu, thêm thu nhập trang trải cuộc sống.