Tân Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh: Hãy bắt đầu bằng đường sắt Cát Linh

Anh Đào |

Từng có một câu hỏi được đặt ra: Hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội sẽ đấu nối thế nào, liên kết ra sao khi đường sắt Nhổn thì công nghệ Pháp, đường sắt Cát Linh thì công nghệ Trung Quốc và 4-5 cái còn lại không biết chừng lại công nghệ Nhật, Mỹ!

Câu hỏi ấy đúng là giật mình. Ở cả vấn đề quy hoạch giao thông, cả ở cái mà chúng ta gọi là công nghệ.

Nhớ trong một hội thảo, Thứ trưởng Bộ KHĐT Vũ Đại Thắng từng cực kỳ thẳng thắn là “khả năng tiếp cận công nghệ nước ta vẫn nhập khẩu tất cả các trang thiết bị”.

Dẫn ra các dự án đường sắt đô thị (ĐSDT), ông Thắng nói: khả năng làm chủ công nghệ yếu đến mức “lệ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài”.

Ngay cả dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam nữa, báo cáo của liên danh tư vấn “Việt Nam có thể chủ động 50% về công nghệ”, nhưng Thứ trưởng Vũ Đại Thắng khẳng định: Thực tế chúng ta chỉ chủ động về… ximăng, cát, đá sỏi...

Tiếp cận công nghệ bằng cách nhập khẩu tất tật, đúng kiểu đổi “i Lúa” lấy iPhone.

Làm chủ công nghệ là làm chủ công nghệ lệ thuộc công nghệ.

Và chỉ chủ động được mỗi “công nghệ ximăng cát sỏi”.

Nghe thật đúng và cũng thật đau.

Mở ngoặc là hệ thống đường sắt ra đời năm... 1881 đã có một lịch sử trăm năm không ít hào hùng.

Nếu giao thông được coi là một “quả đấm thép” đối với phát triển KTXH thì hoá ra chúng ta đang phải nhập khẩu luôn cả công nghệ làm quả đấm với giá trị gia tăng, thuộc về phạm trù nội lực- chỉ là mồ hôi mà thôi.

Nói câu chuyện công nghệ đường sắt hôm nay là để khẳng định vai trò “quốc sách hàng đầu” mang tính chất động lực mà các nghị quyết Trung ương không ít lần nhắc tới.

Hôm rồi, giữa Bộ KHCN, Bộ KHĐT vừa diễn ra một cuộc họp với nhiều mỹ từ nghe rất thích.

Sau khi Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đánh giá cao sự phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt và chặt chẽ chưa từng có giữa hai Bộ..., Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng liền đáp lời rằng ngành KHCN “đã lấy lại được vị thế của mình”, thậm chí “Chưa bao giờ từ KHCN và đổi mới sáng tạo lại được nhắc đến nhiều như vậy”.

Ông Dũng cũng mong muốn Bộ KHCN cần tạo ra những dự án có ý nghĩa như những “cú đấm thép” để có thể tận dụng cơ hội bứt phá trong cuộc cách mạng 4.0.

Đúng thế đấy, người dân thực mong các vị bộ trưởng hay thị trưởng kỹ trị đưa khoa học vào dự án thay vì hoa hồng.

Người dân mong các vị bộ trưởng quan tâm tới mấy cái dự án giao thông, đặc biệt là các dự án đường sắt đô thị như Cát Linh.

Chứ giờ, nó bầy hầy, lùng nhùng delay miên man kéo dài từ thâp kỷ nọ sang thập kỷ kia. Đội vốn kỷ lục. Vay mượn tứ tung, nợ nần chồng chất.

Chứ giờ, mỗi thứ một công nghệ, mỗi thứ chạy một kiểu. Mà cũng còn chưa biết lúc nào nó mới chạy.

Chứ giờ, dân chúng nản lòng lắm rồi.

Tân Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh: Hãy bắt đầu bằng đường sắt Cát Linh- Hà Đông.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh tuyên chiến với “ngăn tủ”, “rũ nôi” tiềm lực Hà Nội

Anh Đào |

Hà Nội với 80% trường đại học, viện nghiên cứu; 82% phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, nơi sinh sống của “phần lớn tinh hoa cả nước”với 65% giáo sư, tiến sĩ... - tính toán từ Bộ trưởng Chu Ngọc Anh.

Hà Nội chỉ tiếp nhận đường sắt Cát Linh – Hà Đông sau khi được nghiệm thu

Nguyễn Hà |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, liên quan đến dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Hà Nội chỉ tiếp nhận sau khi công trình đã được nghiệm thu và bàn giao an toàn.

Dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông: Nhát dao chém vào niềm tin, vào túi dân

Anh Đào |

Thủ tướng gọi thép Thái Nguyên là “một đống sắt gỉ”, trong khi ĐBQH Thuận Hữu nói Dự án Cát Linh- Hà Đông như một “nhát dao chém vào niềm tin nhân dân”.

Bí thư Hà Nội nói về thời hạn mong muốn hoàn thành đường sắt Cát Linh-Hà Đông

Chung Nguyên Vương (ghi) |

Liên quan đến dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông liên tiếp chậm đưa vào vận hành so với cam kết, bên hàng lang Quốc hội chiều 8.6, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, Hà Nội rất mong dự án hoàn thành càng sớm càng tốt, nhất là có thể đưa vào khai thác trước tháng 10.

Đường sắt Cát Linh- Hà Đông- nói là khúc xương 13km không sai mảy may!

Anh Đào |

Một dự án đội từ 552 triệu USD lên 891,92 triệu USD. Chậm tiến độ 10 năm. Đang phải trả lãi mỗi năm 650 tỉ. Đang bị đòi  thêm 50 triệu USD, giao tiền ngay. Chưa rõ ngày vận hành. Và biết chắc sẽ lỗ. Nó là gì nếu không phải là một khúc xương 13 km không thể nuốt!

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh tuyên chiến với “ngăn tủ”, “rũ nôi” tiềm lực Hà Nội

Anh Đào |

Hà Nội với 80% trường đại học, viện nghiên cứu; 82% phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, nơi sinh sống của “phần lớn tinh hoa cả nước”với 65% giáo sư, tiến sĩ... - tính toán từ Bộ trưởng Chu Ngọc Anh.

Hà Nội chỉ tiếp nhận đường sắt Cát Linh – Hà Đông sau khi được nghiệm thu

Nguyễn Hà |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, liên quan đến dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Hà Nội chỉ tiếp nhận sau khi công trình đã được nghiệm thu và bàn giao an toàn.

Dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông: Nhát dao chém vào niềm tin, vào túi dân

Anh Đào |

Thủ tướng gọi thép Thái Nguyên là “một đống sắt gỉ”, trong khi ĐBQH Thuận Hữu nói Dự án Cát Linh- Hà Đông như một “nhát dao chém vào niềm tin nhân dân”.

Bí thư Hà Nội nói về thời hạn mong muốn hoàn thành đường sắt Cát Linh-Hà Đông

Chung Nguyên Vương (ghi) |

Liên quan đến dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông liên tiếp chậm đưa vào vận hành so với cam kết, bên hàng lang Quốc hội chiều 8.6, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, Hà Nội rất mong dự án hoàn thành càng sớm càng tốt, nhất là có thể đưa vào khai thác trước tháng 10.

Đường sắt Cát Linh- Hà Đông- nói là khúc xương 13km không sai mảy may!

Anh Đào |

Một dự án đội từ 552 triệu USD lên 891,92 triệu USD. Chậm tiến độ 10 năm. Đang phải trả lãi mỗi năm 650 tỉ. Đang bị đòi  thêm 50 triệu USD, giao tiền ngay. Chưa rõ ngày vận hành. Và biết chắc sẽ lỗ. Nó là gì nếu không phải là một khúc xương 13 km không thể nuốt!