Sử dụng điện thoại trong lớp: Coi chừng học ít chơi nhiều

LÊ THANH PHONG |

Người lớn ngồi trong phòng họp còn nghịch điện thoại, rất mất tập trung, huống chi các em học sinh. Cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp là việc cần cân nhắc.

Thông tư 32 của Bộ GDĐT quy định học sinh có thể sử dụng điện thoại di động vì mục đích học tập. Theo quan điểm của Bộ GDĐT, đây là cách ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.

Rất đồng ý. Khai thác các công cụ như iPhone, iPad, máy tính xách tay, máy tính bàn để học, tra cứu, tiếp cận với thông tin, tri thức là cần thiết. Nhưng không gian sử dụng lại là chuyện khác.

Thử hình dung, trong một lớp học có khoảng 40 - 50 học sinh, chỉ một thầy hoặc cô giáo, liệu có thể kiểm soát được tất cả học trò của mình đang làm gì trên chiếc điện thoại hay không?

Chắc chắn là không. Khi thầy giáo cho phép các em sử dụng điện thoại để tra cứu một thông tin, thì không ai chắc những chiếc máy điện thoại đó đều được sử dụng đúng mục đích. Biết đâu có nhiều em gửi tin nhắn, gửi hình ảnh trong lớp, trêu chọc nhau, đó là điều khó tránh khỏi.

Internet có quá nhiều cái để học, nhưng cũng có quá nhiều thứ xấu xa. Nếu cho phép sử dụng điện thoại trong lớp, các em có thể tìm kiếm thông tin phục vụ cho việc học, nhưng cũng có thể chơi Facebook, “chat chít” rất mất thì giờ, mất tập trung. Giữa hai điều tốt xấu này, ai dám đảm bảo cái tốt nhiều hơn. Và ngay cả có một phần xấu khi sử dụng điện thoại trong lớp, thì cũng nên xem lại quy định này.

Có một thực tế mà thầy cô giáo và phụ huynh đều thấy rõ, đó là thế hệ trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực từ chiếc điện thoại di động. Có nhiều em suốt ngày cắm mặt vào điện thoại, về nhà cũng không nói chuyện với ba mẹ, mất nhiều thì giờ cho thế giới ảo.

Chính vì lẽ đó, hãy tạo cơ hội cho các em thoát ra khỏi chiếc máy điện thoại di động, đừng cột thêm vào nữa.

Một vấn đề khác cần lưu tâm, đó là không nên để cho học sinh quá lạm dụng Internet. Cái gì cũng dựa vào các công cụ thông minh hỗ trợ, dần dần sẽ hình thành thói quen bị động, lười suy nghĩ, “độc lập suy nghĩ” là điều mà lứa tuổi của các em rất cần rèn luyện.

Cả ngày ôm điện thoại, vào lớp cũng ôm điện thoại nữa thì các em sẽ là những con robot, thân xác ở trên mặt đất nhưng não thì treo trên không gian ảo.

Tạo điều kiện cho học sinh khai thác các công cụ công nghệ để học tập là điều nên làm, nhưng làm như thế nào, có cách gì để kiểm soát được chất lượng của việc sử dụng điện thoại trong học tập hay không?

Nếu nhà trường, thầy cô không có khả năng kiểm soát được việc sử dụng điện thoại trong lớp của học sinh thì không nên áp dụng. Coi chừng học ít chơi nhiều.

LÊ THANH PHONG
TIN LIÊN QUAN

Cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp: Ủng hộ thay vì cấm đoán?

Bằng Linh |

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GĐĐT) vừa có động thái cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp được cho là biện pháp nới lỏng, thay vì lệnh cấm trước đây. Nhiều phụ huynh lo lắng nhưng có không ít người đồng tình. Vậy thì cần phải thế nào?

Cho học sinh sử dụng điện thoại trên lớp: "Tấm lưới an toàn" hay mối lo về an toàn?

Bảo Hân |

Quy định cho phép học sinh sử dụng điện thoạitrong trường THCS, THPT mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp: Lợi bất cập hại?

QUANG ĐẠI |

Nhiều ý kiến băn khoăn về quy định mới của Bộ GDĐT tại Thông tư 32, trong đó quy định học sinh có thể sử dụng điện thoại di động vì mục đích học tập.

Cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trên lớp để phục vụ học tập

Tú Quỳnh |

Từ ngày 1.11.2020, học sinh cấp THCS, THPT sẽ không còn bị cấm sử dụng điện thoại di động trên lớp.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp: Ủng hộ thay vì cấm đoán?

Bằng Linh |

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GĐĐT) vừa có động thái cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp được cho là biện pháp nới lỏng, thay vì lệnh cấm trước đây. Nhiều phụ huynh lo lắng nhưng có không ít người đồng tình. Vậy thì cần phải thế nào?

Cho học sinh sử dụng điện thoại trên lớp: "Tấm lưới an toàn" hay mối lo về an toàn?

Bảo Hân |

Quy định cho phép học sinh sử dụng điện thoạitrong trường THCS, THPT mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp: Lợi bất cập hại?

QUANG ĐẠI |

Nhiều ý kiến băn khoăn về quy định mới của Bộ GDĐT tại Thông tư 32, trong đó quy định học sinh có thể sử dụng điện thoại di động vì mục đích học tập.

Cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trên lớp để phục vụ học tập

Tú Quỳnh |

Từ ngày 1.11.2020, học sinh cấp THCS, THPT sẽ không còn bị cấm sử dụng điện thoại di động trên lớp.