Styren và nhiều thứ khác gây ô nhiễm nước Sông Đà

LÊ THANH PHONG |

Người dân Hà Nội khốn khổ vì thiếu nước sạch, sợ hãi vì nước nhiểm độc styren. Những dòng người xếp hàng để nhận nước sạch hôm nay liệu có dừng lại. Câu trả lời là sẽ còn nếu như chúng ta không thức tỉnh và hành động.

Cuộc khủng hoảng nước sạch ở Hà Nội đủ để thức tỉnh những nhà quản lý và cũng thức tỉnh chính cộng đồng.

Hãy thử hình dung, một doanh nghiệp cung cấp nước để xảy ra 21 lần vỡ ống nước, đẩy một khu vực dân cư rộng lớn lâm vào những khủng hoảng nước trước đó, nhưng vẫn để cho họ tiếp tục kinh doanh và xảy ra hậu quả hôm nay.

Có thể vẫn hoạt động kinh doanh, nhưng chính quyền phải có biện pháp quản lý một doanh nghiệp đã nhiều lần gây ra sự cố ảnh hưởng đến dân chúng.

Chưa xác định được thủ phạm đổ trộm dầu ở đầu nguồn, nhưng lỗi lớn, hay có thể nói là tội rất lớn chính là ở chỗ biết nước nhiễm độc vẫn cung cấp cho dân. Một doanh nghiệp làm ăn chân chính, những người có sự lương thiện ở trong kinh doanh sẽ không ai làm việc vô lương này. Đây chính là điểm mấu chốt, không thể bỏ qua.

Một sự thức tỉnh khác là chính quyền Hà Nội có thể thấy rằng đã không thực hiện dự án quy hoạch tổng thể về cung cấp nước sạch công suất lớn, đảm bảo chất lượng và quan trọng là kiểm soát được chất lượng. Những dự án manh mún, không đảm bảo chất lượng nước cũng như an toàn trong vận hành, sẽ dẫn đến mất an ninh nguồn nước sinh hoạt.

Nhưng không phải chỉ chính quyền thức tỉnh và cộng đồng cũng phải thức tỉnh.

Ai đó đổ dầu trộm vào nguồn nước sông Đà bị nhiễm độc, nhưng thử hỏi, trong nguồn nước này có phải duy nhất chất độc styren hay không?

Hằng ngày, biết bao nhiêu cơ sở sản xuất lén lút đổ chất thải ra sông. Hằng ngày người dân đổ rác xuống sông. Trong các loại rác thải đó có biết bao nhiêu thứ là chất độc làm tổn hại đến chất lượng nguồn nước. Xác súc vật chết, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, không từ một thứ gì mà người dân không đổ ra sông suối.

Người ta cho rằng sông suối sẽ phi tang, sẽ cuốn đi mọi thứ rác rưởi mà họ vứt xuống, nhưng họ không biết rằng, chính những thứ đó làm ô nhiễm nguồn nước. Và đến ngày, họ phải uống nước bẩn, ăn thức ăn nấu từ nước bẩn, và nhiều người phải xếp hàng nhận từng lít nước sạch như những ngày qua ở Hà Nội.

Một đất nước văn minh trước hết là người dân cũng như chính quyền ý thức về vệ sinh và hành động để bảo vệ sức khỏe chính mình và cộng đồng.

LÊ THANH PHONG
TIN LIÊN QUAN

Cố tình cung cấp nước bẩn là hành vi phạm pháp

LÊ THANH PHONG |

“Khi anh thu tiền của người dân, anh phải có trách nhiệm với dân để xem nước sạch có đạt chất lượng hay không. Trong trường hợp này đơn vị cung cấp nước đang coi thường sức khỏe của người dân, rất thiếu trách nhiệm”, đó là ý kiến của ông Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

Viwasupco, họ đã xem dân là gì vậy?

Thế Lâm |

Trong vụ nước sạch có mùi hôi tại các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, hiện đã lộ rõ một phần chân tướng của vấn đề: nước bị nhiễm dầu thải, Viwasupco biết, không có phương án ngăn chặn, xử lí, và cũng không báo cáo các cấp có thẩm quyền…

Chuyến công tác cuối cùng của Bộ trưởng Tiến

Anh Đào |

Mặc một chiếc áo màu vàng ấm, bế trên tay một trẻ sơ sinh trong chuyến công tác ở Thái Nguyên, và Bộ trưởng Tiến đã xúc động: “Đây có thể là chuyến công tác cuối cùng của tôi trên cương vị bộ trưởng, sau 5 năm làm thứ trưởng và 8 năm làm bộ trưởng”. Cuối cùng, nhưng không nghĩa là chấm hết.

Chuyện dở khóc, dở cười của những người chăm sóc thú cưng ngày Tết

PHẠM ĐÔNG - THU HIỀN |

Khi Tết đến xuân về, mọi người được quây quần bên gia đình thì những người chăm sóc thú cưng vẫn phải làm luôn chân, quanh quẩn bên những chú chó, mèo. Cũng từ đây đã xuất hiện những câu chuyện thú vị, hài hước và cảm động.

VPF lên tiếng về tranh cãi quảng bá tài trợ của Hoàng Anh Gia Lai

AN NGUYÊN |

Ông Nguyễn Minh Ngọc - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã có những chia sẻ xoay quanh tranh cãi về việc quảng bá cho tài nhà trợ của câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai tại V.League 2023.

Ngư dân Quảng Nam đón giao thừa trên biển: Nhớ nhà, nhớ con lắm chứ

Nguyễn Linh |

Những ngày cận tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các ngư dân Quảng Nam hối hả chuyển lương thực, nước uống xuống tàu để chuẩn bị một chuyến vươn khơi xuyên Tết.

Kỳ vọng về những thay đổi trong chính sách bán lẻ xăng dầu

Anh Tuấn |

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dự báo 2023 sẽ là năm tiếp tục khó khăn với thị trường xăng dầu nên chúng ta cần có giải pháp ứng phó mang tính dài hạn và bền vững để tránh những cú sốc cho nền kinh tế. Trong đó, mấu chốt là cần phải thay đổi những chính sách bán lẻ xăng dầu.

Đề xuất sửa đổi một số thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip

Việt Dũng |

Trong dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đã đề xuất thay đổi một số thông tin trên mặt trước và mặt sau của thẻ căn cước.

Cố tình cung cấp nước bẩn là hành vi phạm pháp

LÊ THANH PHONG |

“Khi anh thu tiền của người dân, anh phải có trách nhiệm với dân để xem nước sạch có đạt chất lượng hay không. Trong trường hợp này đơn vị cung cấp nước đang coi thường sức khỏe của người dân, rất thiếu trách nhiệm”, đó là ý kiến của ông Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

Viwasupco, họ đã xem dân là gì vậy?

Thế Lâm |

Trong vụ nước sạch có mùi hôi tại các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, hiện đã lộ rõ một phần chân tướng của vấn đề: nước bị nhiễm dầu thải, Viwasupco biết, không có phương án ngăn chặn, xử lí, và cũng không báo cáo các cấp có thẩm quyền…

Chuyến công tác cuối cùng của Bộ trưởng Tiến

Anh Đào |

Mặc một chiếc áo màu vàng ấm, bế trên tay một trẻ sơ sinh trong chuyến công tác ở Thái Nguyên, và Bộ trưởng Tiến đã xúc động: “Đây có thể là chuyến công tác cuối cùng của tôi trên cương vị bộ trưởng, sau 5 năm làm thứ trưởng và 8 năm làm bộ trưởng”. Cuối cùng, nhưng không nghĩa là chấm hết.