Sản xuất được vaccine mới chủ động chống dịch

Lê Thanh Phong |

Sau khi tiêm xong đợt 2 vaccine Nanocovax, 13.000 tình nguyện viên đều có sức khỏe ổn định, không xuất hiện trường hợp gặp phản ứng ngoài dự kiến. Nếu mọi việc thuận lợi, có thể sớm nhất, tháng 11 năm nay sẽ có vaccine COVID-19 “Made in Viet Nam” được tiêm rộng rãi. Theo báo cáo của nhà sản xuất, công suất có thể đạt 5 - 10 triệu liều/tháng.

Đây là tin vui cho người dân, cho đất nước. Chúng ta nói nhiều đến công nghệ, nói đến “Make in Việt Nam”, thì phải có sản phẩm trên thực tế. Trong đại dịch này, nhiều nước trên thế giới sản xuất vaccine ngừa COVID-19, nước nào có sản phẩm được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận, đó là một minh chứng hùng hồn cho sự tiến bộ của khoa học y dược.

Đối với Việt Nam, nếu như Nanocovax thành công thì đó mới đúng là sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam. Nanocovax được công nhận để đưa vào tiêm chủng, tất nhiên ở tầm quốc tế, thì bản đồ sản xuất vaccine thế giới có thêm một địa chỉ mang tên Việt Nam.

Thành công trong sản xuất vaccine ngừa COVID-19 không chỉ là niềm tự hào về sự tiến bộ y học, mà còn mang đến sự tự tin cho đất nước trong việc phòng chống dịch COVID-19.

Từ khi bùng dịch COVID-19 đến nay, các quốc gia chưa sản xuất được vaccine đã rơi vào thế bị động hoàn toàn, thậm chí nhiều nước còn lên tiếng về sự không “công bằng vaccine”. Từ đó cho thấy, sản xuất được vaccine là cần thiết, là cấp tốc, để chủ động phòng chống đại dịch. Việt Nam cảm ơn các nước đã giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam vaccine, nhưng chúng ta cũng nỗ lực để tự lo cho mình, tự cứu mình.

Dịch COVID-19 còn kéo dài và chưa ai dám trả lời cho đến khi nào. Có thể Chính phủ Việt Nam đàm phán rất hiệu quả, đưa về từ các nguồn được 170 triệu liều vaccine các loại để tiêm chủng cho 70% dân số trong năm nay cho đến quý đầu năm 2022. Nhưng nếu Việt Nam sản xuất được vaccine, thì quá trình tiêm chủng sẽ nhanh hơn, giảm bớt phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, giảm bớt gánh nặng ngân sách. Chưa kể nếu thương hiệu tốt, sẽ xuất khẩu sang nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Còn một điều nữa, chúng ta không thể khẳng định một cách chắc chắn về sự an toàn sau khi tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho 70% dân số, cũng có thể đảm bảo và cũng có thể không. Bởi vì, biến chủng của virus SARS-CoV-2 là điều khó lường, lúc đó rất cần một lượng vaccine sẵn trong nước để ứng phó với những diễn biến bất thường.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội ban hành phương án tiêm 200.000 mũi vaccine COVID-19 mỗi ngày

Thùy Linh |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký ban hành Phương án triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng chống COVID-19 trên địa bàn thành phố.

16 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm phòng vaccine COVID-19 năm 2021-2022

Thùy Linh |

Theo Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 8.7.2021 về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 năm 2021-2022, đối tượng tiêm là toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định sử dụng vaccine theo khuyến cáo của nhà sản xuất, trong đó ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế.

Người dân mong chờ được tiêm vaccine COVID-19, Việt Nam có tiêm chậm trễ?

AN An |

Theo phân tích của các chuyên gia y tế, tiêm vaccine COVID-19 phải trải qua một quy trình ở cấp độ an toàn cao nhất nên để tiêm vaccine cho người dân sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, trước tình hình phức tạp của dịch bệnh và nhu cầu chính đáng của người dân, tiến độ tiêm vaccine COVID-19 phải cần đẩy nhanh hơn nữa.

Toàn cảnh vaccine COVID-19 đã về Việt Nam và số người được tiêm chủng

THẢO ANH - NHẬT HUY |

Việt Nam đặt mục tiêu 150 triệu liều vaccine COVID-19 để tiêm phòng cho 70% dân số trong năm 2021. Thực tế đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận được khoảng 8 triệu liều và tiến hành tiêm 4.261.252 liều.

Người nước ngoài nói gì khi được tiêm vaccine COVID-19 tại Việt Nam?

HUYÊN NGUYỄN |

Không chỉ giúp tạo lá chắn sức khoẻ và tinh thần, việc được tiêm vaccine COVID-19 giúp cho những người nước ngoài ở Việt Nam có thể sớm được về thăm quê hương, gia đình. Chứng kiến những điều mà Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực bảo vệ cho người dân trong nước và các công dân nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam khỏi những ảnh hưởng của đại dịch, không ít người phải thốt lên rằng: "Chúng tôi may mắn khi ở Việt Nam thời điểm này" và "quá đúng đắn khi chọn đất nước này để gắn bó và làm việc".

Việt Nam cố gắng có ít nhất 1 vaccine COVID-19 thành công trong năm 2021

Thùy Linh |

"Việt Nam phấn đấu sớm nhất trong năm 2021 có một nhà sản xuất vaccine trong nước sản xuất thành công vaccine COVID-19”- Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.

Cấp phép khẩn cấp vaccine Nanocovax nếu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tốt

Thùy Linh |

Hiện nay vaccine Nanocovax của Nanogen được coi là ứng viên tiềm năng nhất của Việt Nam. Cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên 13.000 người đã được khởi động. Nếu Nanocovax vượt qua cuộc thử nghiệm lâm sàng này với kết quả tốt, thì có khả năng được phê chuẩn khẩn cấp không cần thông qua thử nghiệm pha 4 được không? Việc bỏ qua giai đoạn 4 thì có căn cứ khoa học hay không?

Bộ Y tế chính thức phê duyệt thử nghiệm vaccine NanoCovax giai đoạn 3

Thùy Linh |

Trưa 11.6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã kí quyết định, chính thức phê duyệt đề cương thử nghiệm giai đoạn 3 vaccine Nanocovax của công ty Nanogen.

Hà Nội ban hành phương án tiêm 200.000 mũi vaccine COVID-19 mỗi ngày

Thùy Linh |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký ban hành Phương án triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng chống COVID-19 trên địa bàn thành phố.

16 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm phòng vaccine COVID-19 năm 2021-2022

Thùy Linh |

Theo Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 8.7.2021 về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 năm 2021-2022, đối tượng tiêm là toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định sử dụng vaccine theo khuyến cáo của nhà sản xuất, trong đó ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế.

Người dân mong chờ được tiêm vaccine COVID-19, Việt Nam có tiêm chậm trễ?

AN An |

Theo phân tích của các chuyên gia y tế, tiêm vaccine COVID-19 phải trải qua một quy trình ở cấp độ an toàn cao nhất nên để tiêm vaccine cho người dân sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, trước tình hình phức tạp của dịch bệnh và nhu cầu chính đáng của người dân, tiến độ tiêm vaccine COVID-19 phải cần đẩy nhanh hơn nữa.

Toàn cảnh vaccine COVID-19 đã về Việt Nam và số người được tiêm chủng

THẢO ANH - NHẬT HUY |

Việt Nam đặt mục tiêu 150 triệu liều vaccine COVID-19 để tiêm phòng cho 70% dân số trong năm 2021. Thực tế đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận được khoảng 8 triệu liều và tiến hành tiêm 4.261.252 liều.

Người nước ngoài nói gì khi được tiêm vaccine COVID-19 tại Việt Nam?

HUYÊN NGUYỄN |

Không chỉ giúp tạo lá chắn sức khoẻ và tinh thần, việc được tiêm vaccine COVID-19 giúp cho những người nước ngoài ở Việt Nam có thể sớm được về thăm quê hương, gia đình. Chứng kiến những điều mà Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực bảo vệ cho người dân trong nước và các công dân nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam khỏi những ảnh hưởng của đại dịch, không ít người phải thốt lên rằng: "Chúng tôi may mắn khi ở Việt Nam thời điểm này" và "quá đúng đắn khi chọn đất nước này để gắn bó và làm việc".

Việt Nam cố gắng có ít nhất 1 vaccine COVID-19 thành công trong năm 2021

Thùy Linh |

"Việt Nam phấn đấu sớm nhất trong năm 2021 có một nhà sản xuất vaccine trong nước sản xuất thành công vaccine COVID-19”- Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.

Cấp phép khẩn cấp vaccine Nanocovax nếu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tốt

Thùy Linh |

Hiện nay vaccine Nanocovax của Nanogen được coi là ứng viên tiềm năng nhất của Việt Nam. Cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên 13.000 người đã được khởi động. Nếu Nanocovax vượt qua cuộc thử nghiệm lâm sàng này với kết quả tốt, thì có khả năng được phê chuẩn khẩn cấp không cần thông qua thử nghiệm pha 4 được không? Việc bỏ qua giai đoạn 4 thì có căn cứ khoa học hay không?

Bộ Y tế chính thức phê duyệt thử nghiệm vaccine NanoCovax giai đoạn 3

Thùy Linh |

Trưa 11.6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã kí quyết định, chính thức phê duyệt đề cương thử nghiệm giai đoạn 3 vaccine Nanocovax của công ty Nanogen.