Rút bảo hiểm xã hội một lần: Sẽ chỉ được rút 8% mà người lao động đóng?

Đào Tuấn |

Bộ Lao động Thương binh Xã hội sẽ tính đến phương án lao động rút bảo hiểm xã hội một lần chỉ được rút phần mình đóng, tức 8% lương. 14% do người sử dụng lao động đóng thì… để lại quỹ.

Ý kiến, được đại diện Bộ Lao động và thương binh xã hội đưa ra trong một phiên họp của Uỷ ban Xã hội- Quốc hội.

Theo quy định hiện hành, tổng mức đóng bảo hiểm là 22% mức tiền lương tháng. Trong đó, người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 14%, có nghĩa là tổng mức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội hàng năm bằng 2,64 tháng lương.

Và nếu hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì người lao động chỉ được thanh toán bằng 2 tháng lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho một năm tham gia bảo hiểm xã hội. Như vậy, nếu rút BHXH một lần ở thời điểm hiện nay, người lao động mất đi 0,64 tháng lương mỗi năm.

Trong khi đó, số “mất” sẽ lớn hơn rất nhiều. Số được nhận cũng giảm đi rất nhiều.

Nói tóm lại, đề xuất của Bộ LĐTBXH là vì quyền lợi của cái quỹ hơn là của người lao động.

Không ai muốn rút BHXH một lần cả. Bởi các tính toán cho thấy nếu tích luỹ đủ thời gian đóng BHXH người lao động sẽ được lợi gấp 4-5 lần so với rút 1 lần.

Nhưng cuộc sống có lý của nó và “cái khó” chính là cái lý duy nhất để người lao động phải rút, dù biết chắc là “mất”. Nói như ông Mai Đức Chính, nguyên Phó Chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam: Khi đã túng thiếu thì dù được 8% hay thấp hơn, người lao động cũng sẽ rút... Bởi đa phần người rút BHXH một lần có thu nhập thấp, lương không đủ sống, chẳng có tích lũy, khi khó khăn chỉ dựa được mỗi vào "cục tiền" bảo hiểm.

Và ông Chính nói: “Chính sách không nên nhè quyền lợi của người lao động để đánh vào".

Nhớ lại năm 2015, Quốc hội phải sửa luật khi Điều 60 Luật BHXH, dù chưa kịp có hiệu lực, đã gây ra làn sóng phản đối khắp nơi với quy định: người lao động không được nhận hỗ trợ một lần ngay sau khi nghỉ việc mà phải đợi đến tuổi nghỉ hưu.

Năm đó, trước Quốc hội, cũng đã có nhiều vị đại biểu thẳng thắn: “Làm luật không thể áp đặt mà phải tạo điều kiện cho người ta lựa chọn, không được tước đoạt quyền chọn lựa của người lao động".

Đề xuất của Bộ LĐTBXH lần này cũng thế. Không thể bỏ ngoài tai nguyện vọng của người lao động. Chúng ta không thể nhân danh quyền lợi người lao động để đề xuất một quy định mà chính họ phản đối, mà chính họ thấy đang như bị mất cắp.

Huống chi 14% mà người sử dụng lao động đóng, cũng là của người lao động chứ đâu phải trên trời rơi xuống mà đòi giữ lại.

Đào Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Đại biểu HĐND lo lắng khi người lao động túng thiếu phải bán sổ BHXH, rút BHXH một lần

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Sáng 8.7, Phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh, đại biểu Phạm Việt Phương, đơn vị TP.Long Khánh đã nêu ra thực trạng khó khăn của người lao động (NLĐ) vừa trải qua đại dịch COVID-19, vì túng thiếu dẫn đến phải bán sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) hoặc rút BHXH một lần. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng đã đặt vấn đề: Sổ BHXH có phải hàng hoá để mua bán hay không?

Cuộc sống khó khăn khiến nhiều người lao động rút BHXH một lần

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Cuộc sống trước mắt quá khó khăn đã khiến hàng triệu NLĐ phải rút BHXH một lần dù biết là thiệt thòi về sau nhưng họ không có cách nào khác.

Bình Dương: Nhiều lao động nghỉ việc rút BHXH 1 lần vì đời sống khó khăn

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Do điều kiện cuộc sống còn khó khăn, sau khi kết thúc hợp đồng lao động, nhiều công nhân lao động ở Bình Dương cho biết đã nghĩ đến việc rút BHXH 1 lần để giải quyết vấn đề khó khăn  trước mắt. Tuy nhiên, theo cơ quan BHXH Bình Dương, việc này gây ra nhiều thiệt thòi cho người lao động.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Đại biểu HĐND lo lắng khi người lao động túng thiếu phải bán sổ BHXH, rút BHXH một lần

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Sáng 8.7, Phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh, đại biểu Phạm Việt Phương, đơn vị TP.Long Khánh đã nêu ra thực trạng khó khăn của người lao động (NLĐ) vừa trải qua đại dịch COVID-19, vì túng thiếu dẫn đến phải bán sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) hoặc rút BHXH một lần. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng đã đặt vấn đề: Sổ BHXH có phải hàng hoá để mua bán hay không?

Cuộc sống khó khăn khiến nhiều người lao động rút BHXH một lần

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Cuộc sống trước mắt quá khó khăn đã khiến hàng triệu NLĐ phải rút BHXH một lần dù biết là thiệt thòi về sau nhưng họ không có cách nào khác.

Bình Dương: Nhiều lao động nghỉ việc rút BHXH 1 lần vì đời sống khó khăn

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Do điều kiện cuộc sống còn khó khăn, sau khi kết thúc hợp đồng lao động, nhiều công nhân lao động ở Bình Dương cho biết đã nghĩ đến việc rút BHXH 1 lần để giải quyết vấn đề khó khăn  trước mắt. Tuy nhiên, theo cơ quan BHXH Bình Dương, việc này gây ra nhiều thiệt thòi cho người lao động.