Rà soát GS, PGS: Còn bao nhiêu ứng viên yếu kém chưa “bị lộ”?

TRẦN QUANG ĐẠI |

Kết quả rà soát GS, PGS tiếp tục được dư luận quan tâm khi có tới 41 ứng viên đã được công nhận nhưng bị “rớt đài” sau khi thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng.

Nghịch lý nhức nhối là chúng ta đang “lạm phát” về chức danh GS, PGS và học vị tiến sĩ (TS), nhưng vị trí quốc gia trên bản đồ khoa học quốc tế lại quá mờ nhạt. Kết quả công bố khoa học quốc tế của chúng ta yếu kém, tụt hậu so với nhiều quốc gia trong khu vực. Rất ít bằng sáng chế được công nhận. Phát minh cũng rất nghèo nàn. GS, PGS ngày càng tăng vùn vụt, trong khi tỷ lệ sinh viên ra trường không tìm được việc làm ngày càng cao…

Những bức xúc nói trên đã tạo ra làn sóng nghi ngờ về chất lượng của đội ngũ TS, GS, PGS nước ta. Cần làm rõ có hay không việc tùy tiện, dễ dãi, tiêu cực trong quy trình xét hồ sơ công nhận chức danh GS.PGS, trong đào tạo và cấp bằng tiến sĩ.

41 vị bị “rớt đài” chức danh GS.PGS vừa qua chỉ qua kết quả rà soát về mặt kỹ thuật (chủ yếu thiếu minh chứng về giờ dạy, một số ít về giáo trình), chứ chưa đi sâu vào những tiêu chí thuộc về đẳng cấp, chất lượng khoa học của các ứng viên.

Ví dụ, tiêu chí rất quan trọng, có ý nghĩa nền tảng là ngoại ngữ (thông thạo một ngoại ngữ và giao tiếp được bằng tiếng Anh) cũng chưa được tổ chức sát hạch một cách chặt chẽ. Theo TS Hồ Bất Khuất, giảng viên Đại học Vinh, nếu tổ chức sát hạch ngoại ngữ thực chất, “20% tân PGS, GS không dám tham gia, 30% như "gà mắc tóc".

Trong văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát hoạt động bổ nhiệm GS, PGS cũng đề cập lo ngại về chất lượng ứng viên (không có đủ sách hoặc bài báo khoa học, không có đủ thời gian giảng dạy, nghiên cứu khoa học...); một số thành viên hội đồng có rất ít (thậm chí không có) công bố nghiên cứu khoa học quốc tế so với các ứng viên.

Nếu rà soát sâu vào các tiêu chí thuộc về chất lượng khoa học của ứng viên, chắc chắn sẽ phát hiện nhiều ứng viên yếu kém. Việc này sẽ đụng chạm đến nhiều thành viên hội đồng có chức sắc, nhiều ứng viên có vị thế xã hội, đến danh dự nhiều giảng viên đại học.

Tuy nhiên, nếu không có những giải pháp quyết liệt, thì căn bệnh háo danh, tự thỏa mãn của nhiều người không thể trị dứt điểm, nền khoa học quốc gia càng tụt hậu, tạo ra nhiều hệ lụy rất xấu.

Việc trước mắt có thể làm là thay đổi các tiêu chí, quy trình xét công nhận chức danh GS, PGS và quy trình đào tạo TS theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, chú trọng đẳng cấp và chất lượng khoa học; “quý hồ tinh, bất quý hồ đa” (chỉ cần chất lượng, không cần nhiều) ngăn chặn, triệt tiêu các hành vi tiêu cực, gian dối.

>>>Infographic: Chức danh Giáo sư, Phó giáo sư phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?
TRẦN QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Nhiều quan chức chính thức không được công nhận Giáo sư, Phó giáo sư năm 2017

Bích Hà |

Chiều 3.4, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã ký quyết định công nhận đạt chuẩn GS, PGS cho 53/95 ứng viên đủ điều kiện. Ngược lại, có 41 người trong đợt rà soát đã không được công nhận do hồ sơ không đảm bảo theo quy định hoặc có đơn xin rút.

Infographic: Chức danh Giáo sư, Phó giáo sư phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?

Văn Thắng |

Theo quyết định số 174 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ, Giáo sư, Phó giáo sư phải đáp ứng tiêu chuẩn chung là có bằng tiến sĩ từ đủ 36 tháng trở lên kể từ ngày có quyết định cấp bằng tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ, cùng nhiều quy định khác.

Bộ GDĐT công bố danh sách những ứng viên đạt chuẩn GS, PGS sau rà soát

Đặng Chung |

Sau công tác rà soát hồ sơ các ứng viên có dấu hiệu chưa đảm bảo tiêu chuẩn hoặc có khiếu kiện, có thêm 53 người được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Nhiều quan chức chính thức không được công nhận Giáo sư, Phó giáo sư năm 2017

Bích Hà |

Chiều 3.4, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã ký quyết định công nhận đạt chuẩn GS, PGS cho 53/95 ứng viên đủ điều kiện. Ngược lại, có 41 người trong đợt rà soát đã không được công nhận do hồ sơ không đảm bảo theo quy định hoặc có đơn xin rút.

Infographic: Chức danh Giáo sư, Phó giáo sư phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?

Văn Thắng |

Theo quyết định số 174 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ, Giáo sư, Phó giáo sư phải đáp ứng tiêu chuẩn chung là có bằng tiến sĩ từ đủ 36 tháng trở lên kể từ ngày có quyết định cấp bằng tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ, cùng nhiều quy định khác.

Bộ GDĐT công bố danh sách những ứng viên đạt chuẩn GS, PGS sau rà soát

Đặng Chung |

Sau công tác rà soát hồ sơ các ứng viên có dấu hiệu chưa đảm bảo tiêu chuẩn hoặc có khiếu kiện, có thêm 53 người được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017.