Quỹ phòng chống thiên tai- nên tiếp tục hay nên bỏ?

Anh Đào |

Quỹ phòng chống thiên tai: 6 năm thu 3.164 tỉ đồng, chi chỉ 1.500 tỉ. “Tồn dư” tới 1.684 tỉ. Có tới 7 địa phương chỉ thu chứ không chi dù chỉ 1 xu.

29 doanh nghiệp FDI trong một văn bản gửi tới Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bày tỏ những lo ngại, khó khăn, vướng mắc khi phải thực hiện việc thu tiền từ người lao động về quỹ Phòng chống thiên tai (Quỹ PCTT)

Theo đó, ngoài việc phải nộp phần nghĩa vụ của doanh nghiệp, họ còn phải thu thêm phần nộp của người lao động. Trong khi Điều 102 của Bộ luật Lao động không cho phép doanh nghiệp khấu trừ lương của người lao động cho quỹ này. Doanh nghiệp cũng không thể thu tiền mặt trực tiếp từ cá nhân lao động, nhất là với các doanh nghiệp có lượng lao động lớn.

Còn nhớ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong văn bản gửi Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng khẳng định: Nếu doanh nghiệp khấu trừ lương của người lao động (để nộp quỹ) thì sẽ là vi phạm Bộ luật Lao động và làm nảy sinh tranh chấp với người lao động.

VCCI dẫn thực tế nhiều nơi, người lao động đã có khiếu nại về vấn đề này, gây căng thẳng trong quan hệ lao động, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong khi “nếu không khấu trừ tại nguồn thì doanh nghiệp lại phải bỏ tiền túi ra để nộp thay người lao động”.

Quy định “đá nhau”, khó khăn, vướng mắc trong việc hành thu quỹ này chỉ là một phần thôi.

Bởi thực tế, theo phản ánh của 29 doanh nghiệp, đang nảy sinh tình trạng “bất công bằng”. Cụ thể, nhiều người lao động đóng quỹ tại địa phương, hoặc ở công ty cũ- nhưng không có biên lai, nay lại đóng tiếp dẫn đến tình trạng đóng 2-3 lần quỹ. Chưa kể “chênh lệch đến 10 lần giữa việc đóng quỹ tại địa phương và tại doanh nghiệp”.

Cái quan trọng hơn, công khai minh bạch việc thu/chi quỹ hãn hữu đến mức coi như không.

Theo VCCI, chỉ có một địa phương (Bình Dương) có báo cáo chi tiết đến từng dự án/hoạt động sử dụng Quỹ để doanh nghiệp và người dân có thông tin để giám sát trên thực tế. Hai địa phương (Quảng Ninh và TP. HCM) có báo cáo về số tiền chi cho các quận, huyện, đơn vị trong tỉnh, nhưng không chi tiết từng hoạt động. Còn lại, tất cả các địa phương khác không có thông tin báo cáo về việc sử dụng quỹ.

6 năm, có địa phương thì thu, có địa phương thì không. Có tới 7 địa phương chỉ thu không chi.

Trong tổng quỹ thu được hơn 3.164 tỉ đồng, chỉ chi 1.500 tỉ, tức là bình quân mỗi năm, chỉ 250 tỉ được chi từ Quỹ này.

Có lẽ, việc bỏ thứ quỹ "tai ương" này - như VCCI từng đề nghị cần nghiêm túc xem xét.

Tiếc gì một thứ quỹ hiệu quả không đáng kể, trong khi vừa thiếu công bằng, vừa thiếu công khai minh bạch!

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Quỹ phòng chống thiên tai: Dư 1.692 tỉ, có địa phương không chi đồng nào

Nguyễn Hà - Đặng Chung - Trần Vương |

Nói về quỹ phòng chống thiên tai, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn Lạng Sơn) cho biết có tình trạng nơi thu, nơi không thu, tỉnh thu được nhiều, tỉnh thu được ít và nhiều địa phương không chi một đồng nào cho việc này trong khi nhu cầu rất lớn.

Quỹ phòng, chống thiên tai: Vì sao 1.692 tỉ đồng vẫn… đóng băng?

Quang Thành |

Tình hình thiên tai diễn ra phức tạp, nhiều tỉnh cần sự hỗ trợ thế nhưng theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Phòng chống thiên tai, trong 6 năm thực hiện Quỹ phòng chống thiên tai vẫn còn dư 1.692 tỉ đồng.

Ít ngày nữa máy lọc nước mặn Thuỷ Tiên tặng dân miền Tây sẽ có nước ngọt

Kỳ Quan |

Ca sĩ Thủy Tiên cùng chồng là cầu thủ Công Vinh đang đứng ra vận động và trực tiếp triển khai chương trình lắp đặt máy lọc nước mặn thành nước ngọt giúp hàng chục ngàn dân vùng hạn, mặn miền Tây có nước ngọt ăn uống, sinh hoạt. Trước mắt là 9 máy cho bà con vùng hạn, mặn 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, sau đó là Kiên Giang và các tỉnh khác, mỗi hệ thống máy có giá gần 1 tỉ đồng.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Quỹ phòng chống thiên tai: Dư 1.692 tỉ, có địa phương không chi đồng nào

Nguyễn Hà - Đặng Chung - Trần Vương |

Nói về quỹ phòng chống thiên tai, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn Lạng Sơn) cho biết có tình trạng nơi thu, nơi không thu, tỉnh thu được nhiều, tỉnh thu được ít và nhiều địa phương không chi một đồng nào cho việc này trong khi nhu cầu rất lớn.

Quỹ phòng, chống thiên tai: Vì sao 1.692 tỉ đồng vẫn… đóng băng?

Quang Thành |

Tình hình thiên tai diễn ra phức tạp, nhiều tỉnh cần sự hỗ trợ thế nhưng theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Phòng chống thiên tai, trong 6 năm thực hiện Quỹ phòng chống thiên tai vẫn còn dư 1.692 tỉ đồng.

Ít ngày nữa máy lọc nước mặn Thuỷ Tiên tặng dân miền Tây sẽ có nước ngọt

Kỳ Quan |

Ca sĩ Thủy Tiên cùng chồng là cầu thủ Công Vinh đang đứng ra vận động và trực tiếp triển khai chương trình lắp đặt máy lọc nước mặn thành nước ngọt giúp hàng chục ngàn dân vùng hạn, mặn miền Tây có nước ngọt ăn uống, sinh hoạt. Trước mắt là 9 máy cho bà con vùng hạn, mặn 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, sau đó là Kiên Giang và các tỉnh khác, mỗi hệ thống máy có giá gần 1 tỉ đồng.