Phản ánh, phản biện đều phải trên tinh thần trách nhiệm và trung thực

Lê Thanh Phong |

Khi đại dịch tạm lắng xuống, cả nước bắt tay vào làm việc với tinh thần tập trung cao nhất, tạo ra sinh khí cho đất nước. Cũng trong thời điểm này, báo chí cũng vào cuộc để phản ánh hiện thực xã hội, chân dung đời sống một cách tích cực nhất.

Phản ánh điều gì, đó là chỉ ra những việc làm chưa tốt, những hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức như vụ hoa hồng kit test Việt Á, vụ đưa hối lộ ở Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, các vụ thao túng, lũng đoạn thị trường chứng khoán. Loại trừ các loại tội phạm liên quan đến tiêu cực, hối lộ thì đất nước mới phát triển. Người dân có niềm tin vào pháp luật khi chứng kiến rõ ràng qua những vụ án, không có ai đứng trên pháp luật, không có vùng cấm trong phòng chống tham nhũng.

Phản ánh điều gì, đó là phê phán các mặt trái của đời sống xã hội, các tệ nạn như cờ bạc, lô đề, tín dụng đen, đòi nợ thuê, nghiện hút ma túy, mê tín dị đoan, trộm cắp, cướp giật. Dẹp bỏ được các loại tệ nạn này để đất nước văn minh, phát triển trong sự bền vững. Người dân có niềm tin vào chính quyền khi được sống trong môi trường an toàn, an lành. Du khách quốc tế đến với Việt Nam ngày càng nhiều hơn bởi vì nơi đây là một đất nước tươi đẹp và bình yên.

Phản ánh điều gì, đó là nêu những tấm gương sáng của cá nhân, tập thể, doanh nghiệp đã làm ra của cải vật chất, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Có nhiều con người thầm lặng lao động sản xuất, tạo ra các sản phẩm có giá trị, cống hiến thực sự cho cộng đồng. Họ chính là nguồn năng lượng quý giá, làm nên sức mạnh của đất nước.

Phản ánh điều gì, đó là những chính sách phù hợp của Chính phủ, tạo ra không gian cho người dân, doanh nghiệp làm ăn buôn bán, sản xuất kinh doanh hiệu quả, cho nhiều cá nhân khởi nghiệp thành công. Dân giàu nước mạnh, nhưng để dân làm giàu được thì phải có chính quyền phục vụ dân tốt, một Chính phủ kiến tạo ra những chính sách chất lượng, có sức cạnh tranh cao đối với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Bởi vì, trong thời đại toàn cầu hóa, phát triển kinh tế không chỉ là cạnh tranh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, mà giữa quốc gia với quốc gia.

Cùng với phản ánh hiện thực đời sống, báo chí còn có trách nhiệm nói lên tiếng nói phản biện, trên tinh thần xây dựng tích cực. Phản biện xã hội là tấm gương soi gương mặt dân chủ, càng nhiều tiếng nói phản biện được cất lên, được lắng nghe và hành động theo hướng điều chỉnh tích cực, thì đó cũng là sự phản ánh khách quan chất lượng của nền dân chủ.

Xã hội phải tiến bộ không ngừng cho nên luôn phải dẹp bỏ cái cũ không còn phù hợp, thay thế bằng sự đổi mới. Muốn vậy thì phải chỉ ra được những thứ lạc hậu, phản tiến bộ và báo chí phải làm thật tốt công việc này. Không ít quy định, chính sách không còn phù hợp, ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp, báo chí phải phát hiện, thậm chí phải đấu tranh để loại trừ.

Người dân, doanh nghiệp cần tiếng nói trung thực từ báo chí và đó cũng là điều mà người cầm bút phải tự vấn một cách nghiêm túc trong ngày tôn vinh nghề nghiệp của mình.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Báo chí và bài học từ 12 chữ “phê bình” của Bác

Linh Anh |

Cách đây 60 năm, vào tháng 9.1962, tại Đại hội lần thứ III của Hội nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài nói chuyện quan trọng mang tính định hướng cả trong tư duy lẫn nghiệp vụ đối với những nhà báo. Sau hơn nửa thế kỷ, vấn đề Bác đặt ra với người làm báo cũng như với báo chí cách mạng Việt Nam vẫn còn nguyên tính thời sự. Đặc biệt là vấn đề phê bình và tự phê bình của báo chí.

Bộ Công an gặp mặt báo chí nhân dịp 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Theo Cổng thông tin Bộ Công an |

Nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2022), chiều 15.6.2022, tại Hà Nội, Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an - đã chủ trì buổi gặp mặt lãnh đạo các cơ quan quản lý báo chí và lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí, các nhà báo lão thành Cách mạng trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân (CAND).

Chuyển đổi số quyết định sự sống còn của cơ quan báo chí

TRẦN TUẤN |

Hà Nội - Các diễn giả tham luận tại Hội thảo khoa học "Chuyển đổi số báo chí Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" diễn ra sáng 11.6 đều nhấn mạnh: Chuyển đổi số quyết định sự sống còn của cơ quan báo chí.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Báo chí và bài học từ 12 chữ “phê bình” của Bác

Linh Anh |

Cách đây 60 năm, vào tháng 9.1962, tại Đại hội lần thứ III của Hội nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài nói chuyện quan trọng mang tính định hướng cả trong tư duy lẫn nghiệp vụ đối với những nhà báo. Sau hơn nửa thế kỷ, vấn đề Bác đặt ra với người làm báo cũng như với báo chí cách mạng Việt Nam vẫn còn nguyên tính thời sự. Đặc biệt là vấn đề phê bình và tự phê bình của báo chí.

Bộ Công an gặp mặt báo chí nhân dịp 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Theo Cổng thông tin Bộ Công an |

Nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2022), chiều 15.6.2022, tại Hà Nội, Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an - đã chủ trì buổi gặp mặt lãnh đạo các cơ quan quản lý báo chí và lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí, các nhà báo lão thành Cách mạng trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân (CAND).

Chuyển đổi số quyết định sự sống còn của cơ quan báo chí

TRẦN TUẤN |

Hà Nội - Các diễn giả tham luận tại Hội thảo khoa học "Chuyển đổi số báo chí Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" diễn ra sáng 11.6 đều nhấn mạnh: Chuyển đổi số quyết định sự sống còn của cơ quan báo chí.