Phải luật hóa việc đẩy người dân vào cảnh ‘dở sống dở chết’?

Anh Đào |

"Nếu coi điện nước là hợp đồng dân sự cũng đúng, nhưng từ góc độ khác như hiệu lực quản lý nhà nước thì quan hệ thị trường hay dân sự đều có thể can thiệp bằng hành chính"- Lời Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thành Long.

Hà Nội từng xảy ra một vụ hi hữu khi diễn viên Chu Ngọc Hùng- vai xã hội đen ‘Thế Chột’ trong phim Người phán xử, kêu cứu vì bị cắt điện cắt nước ròng rã, đẩy gia đình vào cảnh ‘dở sống dở chết’ trong cái nóng 39-41 độ mùa hè.

Nguyên do: công trình xây dựng của gia đình là không phép và chính quyền có văn bản đề nghị cơ quan chức năng yêu cầu cắt điện cắt nước như một biện pháp đối với “công trình cải tạo không đúng cam kết”.

Khi ấy, tranh luận đã nổ ra trên mạng xã hội. Và ‘cái lý’ của đa số là cơ quan điện nước không được phép từ chối dịch vụ nếu gia đình ông Hùng vẫn thanh toán đầy đủ các hóa đơn thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng. Cái lý, là có sự lẫn lộn giữa việc cắt bỏ một dịch vụ dân sinh thiết yếu như một biện pháp hành chính. Và cái lý, là việc cắt điện, cắt nước ấy đang “hành chính hóa các quan hệ dân sự”.

Hôm qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói tới việc ‘không hành chính hóa quan hệ dân sự’ khi việc cắt điện, cắt nước được đề xuất trong luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi như một biện pháp.

Báo chí, dẫn lời Chủ tịch Quốc hội đề nghị cân nhắc, đề nghị “cần làm rõ bản chất của việc ngừng cung cấp điện, nước là biện pháp cưỡng chế hay ngăn chặn, từ đó quy định cho phù hợp”.

Còn Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga thì đề nghị “làm rõ thực tiễn có quốc gia nào trên thế giới quy định như vậy chưa”. Bà Nga cũng nêu quan điểm: ngừng cung cấp điện, nước không nên là biện pháp cưỡng chế.

Những ông Thế chột với nỗi đau khổ “sống dở chết dở” thực tế không phải là ít khi ‘cắt điện, cắt nước’ vẫn là một trong những biện pháp ưa thích, thậm chí không ít phổ thông từ phía chính quyền đặc biệt trong các vi phạm ở lĩnh vực xây dựng, đất đai.

Thực tế, cắt điện cắt nước cũng không phải là biện pháp vô lý duy nhất. Chúng ta hẳn còn chưa quên vô số những ví dụ chính quyền thẳng tay “phê lý lịch” khi một cá nhân, thậm chí gia đình một cá nhân “không chấp hành” kể cả là việc đóng góp những khoản tiền... tự nguyện.

Hôm qua, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nói thế này: Việc cung cấp điện, nước là giao dịch dân sự giữa nhà cung cấp và người sử dụng. Nếu người sử dụng không vi phạm các điều khoản trong hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật trong việc sử dụng điện, nước thì không nên buộc nhà cung cấp cắt điện, nước.

Có khoảng 10% quyết định xử lý vi phạm hành chính không được thực hiện. Nhưng chúng ta có bất lực trong xử lý vi phạm hành chính đến mức phải luật hóa việc đẩy người dân vào cảnh ‘dở sống dở chết’ như vậy không?

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Chấm dứt câu chuyện bi hài: Phạt 200 nghìn đồng

anh đào |

Số tiền phạt 200 nghìn đồng trong vụ sàm sỡ, ép hôn trong thang máy ở Hà Nội và vụ tấn công tình dục ở Quảng Trị, sáng qua 10.2, đã được đặt lên bàn nghị sự khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi.

Phạt vi phạm nồng độ cồn 40 triệu đồng: “Nâng ly lên lại đặt ly xuống"

VƯƠNG TRẦN |

“Nâng ly lên là nghĩ tới mức phạt tối đa lên đến 40 triệu đồng, tịch thu bằng lái 23 tháng, thì phần lớn lại đặt ly xuống hết”, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu.

Dự án Luật Xử lý vi phạm hành chính tăng mức phạt tối đa trong 10 lĩnh vực

T.VƯƠNG |

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính lần này so với quy định hiện hành là tăng mức phạt tối đa trong 10 lĩnh vực.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Chấm dứt câu chuyện bi hài: Phạt 200 nghìn đồng

anh đào |

Số tiền phạt 200 nghìn đồng trong vụ sàm sỡ, ép hôn trong thang máy ở Hà Nội và vụ tấn công tình dục ở Quảng Trị, sáng qua 10.2, đã được đặt lên bàn nghị sự khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi.

Phạt vi phạm nồng độ cồn 40 triệu đồng: “Nâng ly lên lại đặt ly xuống"

VƯƠNG TRẦN |

“Nâng ly lên là nghĩ tới mức phạt tối đa lên đến 40 triệu đồng, tịch thu bằng lái 23 tháng, thì phần lớn lại đặt ly xuống hết”, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu.

Dự án Luật Xử lý vi phạm hành chính tăng mức phạt tối đa trong 10 lĩnh vực

T.VƯƠNG |

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính lần này so với quy định hiện hành là tăng mức phạt tối đa trong 10 lĩnh vực.