Phải giảm gánh nặng xe công

LÊ THANH PHONG |

Cả nước có gần 40.000 xe ôtô công với chi phí bình quân hơn 300 triệu đồng/xe/năm. Ngân sách nhà nước phải chi hơn 12.000 tỉ đồng để nuôi xe công mỗi năm, chưa kể hàng chục nghìn tỉ đồng để sắm số lượng xe công này, và còn thêm xe mới.

Nhiều tỉnh nghèo như Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Bắc Kạn, Hà Giang thu ngân sách mỗi năm chỉ tương đương với số tiền nuôi xe công cho nước ta.

Tính ra, mỗi năm chi 300 triệu đồng để nuôi một chiếc ôtô công thì quá lớn. Mỗi tháng mỗi xe xài hết 25 triệu đồng, ngân sách nào mà chịu cho thấu. Nhưng trong con số 300 triệu đồng này, hao phí, thất thoát không nhỏ. Tính chung cho cả 12.000 tỉ đồng, thì con số thất thoát cũng tính đến tiền ngàn tỉ đồng.

Thất thoát từ việc gian lận xăng xe, bảo trì, sửa chữa. Thất thoát từ việc sử dụng xe công không đúng tiêu chuẩn. Thất thoát từ lấy xe công để dùng cho việc riêng... Nhiều vụ cán bộ đưa xe công đi ăn đám cưới, đám giỗ, đi chùa được báo chí phản ánh, tuy có hạn chế, nhưng không ngăn chặn hết được. Vì vậy, tốt nhất là khoán, bởi vì khi sử dụng phương tiện cá nhân, tự khắc ai cũng phải biết cách tiết kiệm, có lợi cho cá nhân và cho xã hội.

Khoán xe công vẫn là cách hiệu quả nhất để quản lý và thực thi nghiêm chỉnh Luật Ngân sách, hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí. Biết là vậy, nhưng cho đến nay, nhiều lần họp hành ồn ào chuyện khoán xe công, nhưng vẫn chưa có nhiều đơn vị tham gia hưởng ứng, cũng là “đánh trống bỏ dùi” mà thôi.

Đã có một số đơn vị triển khai thực hiện khoán xe công, như Hà Nội thí điểm tại 8 cơ quan. Theo tính toán, tổng chi phí tiết kiệm so với chi phí thực tế sử dụng của các đơn vị là 1,771 tỉ đồng, trung bình tiết kiệm 6,7 triệu đồng/xe/tháng. TPHCM, việc thí điểm khoán kinh phí sử dụng xe ôtô từ tháng 5.2018 tại 5 đơn vị, giúp tiết kiệm ngân sách hơn 100 triệu đồng/tháng, tương đương 1,2 tỉ đồng/năm.

Hiệu quả rõ rành rành như vậy, tại sao không nhân rộng ra, hoặc bắt buộc thực hiện. Chỉ mới 5 đơn vị tại TPHCM, khoán xe công tiết kiệm được 1,2 tỉ đồng/năm, vậy nếu như cả nước đều khoán xe công thì giảm gánh nặng ngân sách rất lớn.

Lâu dài, bền vững hơn là giảm biên chế, sáp nhập các bộ, các sở, ban ngành và quận, huyện các địa phương. Bộ máy gọn nhẹ, giảm bớt chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe công thì sẽ giảm chi tiêu cho khoản này.

Một đất nước còn nghèo, nợ chất chồng nhưng chi tiêu công lãng phí là không thể chấp nhận.

LÊ THANH PHONG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội nói gì việc Chủ tịch Hội đồng Nhân dân sử dụng xe công đi ăn sáng

Nguyễn Hà - Cường Ngô |

Ông Lê Minh Đức - Chánh Văn phòng Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông tin về việc lãnh đạo Hà Nội sử dụng xe công đi ăn sáng.

Có trị dứt “bệnh” lạm dụng xe công?

VƯƠNG TRẦN |

Mức phạt tối đa lên tới 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng xe công vào mục đích cá nhân là quy định tại Nghị định 63/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ 1.9.2019) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, dự trữ quốc gia, kho bạc nhà nước. Nhưng để quy định trên đi vào thực chất, nhiều chuyên gia cho rằng cần phải có sự gương mẫu ở từng đơn vị, đồng thời phải tránh được sự nể nang, né tránh, phân định trách nhiệm rõ ràng, đồng thời phải xem xét trách nhiệm để xử lý kỷ luật, có như vậy mới răn đe được các trường hợp khác.

Xài xe công cho việc riêng là ăn cắp của công

LÊ THANH PHONG |

Lại thêm một vụ quan chức sử dụng xe công để đi dự yến tiệc, không liên quan gì việc công. Việc cấm sử dụng xe công vào việc riêng, đi ăn tiệc, đi chùa, đi lễ hội vẫn không được chấp hành, trong trường hợp này, đó là coi thường phép nước.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Hà Nội nói gì việc Chủ tịch Hội đồng Nhân dân sử dụng xe công đi ăn sáng

Nguyễn Hà - Cường Ngô |

Ông Lê Minh Đức - Chánh Văn phòng Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông tin về việc lãnh đạo Hà Nội sử dụng xe công đi ăn sáng.

Có trị dứt “bệnh” lạm dụng xe công?

VƯƠNG TRẦN |

Mức phạt tối đa lên tới 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng xe công vào mục đích cá nhân là quy định tại Nghị định 63/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ 1.9.2019) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, dự trữ quốc gia, kho bạc nhà nước. Nhưng để quy định trên đi vào thực chất, nhiều chuyên gia cho rằng cần phải có sự gương mẫu ở từng đơn vị, đồng thời phải tránh được sự nể nang, né tránh, phân định trách nhiệm rõ ràng, đồng thời phải xem xét trách nhiệm để xử lý kỷ luật, có như vậy mới răn đe được các trường hợp khác.

Xài xe công cho việc riêng là ăn cắp của công

LÊ THANH PHONG |

Lại thêm một vụ quan chức sử dụng xe công để đi dự yến tiệc, không liên quan gì việc công. Việc cấm sử dụng xe công vào việc riêng, đi ăn tiệc, đi chùa, đi lễ hội vẫn không được chấp hành, trong trường hợp này, đó là coi thường phép nước.