Phá dỡ biệt thự sai phạm ở Sóc Sơn, Nha Trang, phải xử luôn người thiếu trách nhiệm

Lê Thanh Phong |

Sáng 28.8, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) tiến hành cưỡng chế, phá dỡ các công trình vi phạm xây dựng tại xã Minh Phú.

Lực lượng chức năng đã và sẽ tiến hành phá dỡ, cưỡng chế 6 công trình, homestay xây sai phép trên đất rừng phòng hộ.

UBND huyện Sóc Sơn có kế hoạch trong tháng 8 và tháng 9.2023, sẽ phá dỡ những công trình vi phạm xây dựng dọc con đường bêtông thôn Ban Tiện (xã Minh Phú) - nơi vừa xảy ra vụ đất đá vùi lấp hàng chục ôtô.

Nếu chỉ cưỡng chế tháo dỡ chừng này công trình, thì cũng chẳng ăn thua gì so với số công trình xây dựng trái phép trên địa bàn huyện, báo chí đã lên tiếng nhiều năm, không phải mới đây sau khi vụ sạt lở xảy ra.

Tương tự, UBND TP.Nha Trang đã có quyết định bố trí kinh phí gần 10 tỉ đồng để cưỡng chế tháo dỡ 5 công trình vi phạm trật tự xây dựng tại Dự án Khu biệt thự cao cấp Ocean View Nha Trang (phường Vĩnh Trường, TP.Nha Trang) trong tháng 9 tới. Kinh phí tháo dỡ sẽ được UBND phường thu hồi lại từ các chủ đầu tư công trình.

Cưỡng chế phá dỡ biệt thự, homestay vi phạm là đúng, to mấy, nhiều tiền mấy cũng phải đập, của ai, chức gì cũng phải đập. Đó mới là pháp luật, là phép nước, không cương quyết, không thẳng thớm thì không quản được xã hội.

Nhưng từ chuyện cưỡng chế tháo dỡ công trình sai phạm cho thấy một lỗ hổng lớn trong quản lý về xây dựng đang tồn tại ở nhiều địa phương. Ví dụ, trong tháng 8.2023, TP.Phú Quốc (Kiên Giang) quyết định cưỡng chế thêm 5 căn biệt thự xây trái phép ở ấp Đường Bào, xã Dương Tơ. Đây chỉ là số ít trong 79 căn biệt thự xây trái phép trên diện tích khoảng 18,9 ha đất do Nhà nước quản lý.

Những ngôi biệt thự được xây dựng trái phép trên đất rừng, đất do nhà nước quản lý, đương nhiên chính quyền địa phương phải biết. Một ngôi biệt thự, một homestay không phải cái chòi, muốn xây dựng phải làm nhiều thủ tục, đâu dễ làm càn.

Ở Sóc Sơn, Nha Trang, Phú Quốc, không phải một vài căn, mà là những khu biệt thự, làng biệt thự. Cho nên, nếu không có sự tiếp tay của cán bộ địa phương - những người có trách nhiệm quản lý - thì không thể làm được.

Cưỡng chế là phải thực hiện, nhưng đương nhiên phát sinh những thiệt hại đúng ra không nên có. Những tài sản bị tháo dỡ có thứ tái sử dụng, nhưng có những thứ chỉ là đống xà bần. Xây một căn biệt thự nhiều tiền, nhưng khi phá dỡ thì như hốt lại chén nước đã đổ ra mà thôi.

Nếu như cán bộ quản lý địa phương chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật, ngăn chặn xây dựng trái phép từ trường hợp đầu tiên, từ khi đặt viên gạch đầu tiên, thì sẽ không có những hậu quả và thiệt hại như hôm nay.

Chính vì vậy, tháo dỡ công trình sai phạm thì phải xử lý những ai thiếu trách nhiệm dẫn đến những hậu quả này.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Huyện Sóc Sơn cưỡng chế, tháo dỡ 6 công trình vi phạm xây dựng ở xã Minh Phú

Cao Nguyên - Lan Nhi |

Hà Nội - Thanh tra xây dựng huyện Sóc Sơn cho biết, ngay trong ngày 28.8.2023, đơn vị đang tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ 6 công trình trên đồi Dõng Chum (xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn) do xây sai phép trên đất rừng phòng hộ.

Công ty thủy lợi nói không có tiền đo mốc giới hồ Đồng Đò, Sóc Sơn

Cao Nguyên - Lan Nhi |

Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội cho biết, từ lâu muốn thực hiện công tác cắm mốc giới hồ Đồng Đò nhưng do không có tiền đo đạc khiến việc quản lý hồ Đồng Đò (xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn) gặp khó khăn.

Nguồn cơn khiến UBND huyện Sóc Sơn bị người dân khởi kiện

Thu Giang |

Việc chưa bóc tách riêng phần đất rừng và đất khai hoang đang khiến nhiều hộ dân (thôn Minh Tân, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) những năm qua khốn khổ khi họ sửa sang, xây dựng nhà cửa trên chính mảnh đất khai hoang của mình.

Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam thắng trận thứ 2 giải vô địch châu Á 2023

HOÀNG HUÊ |

Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam có trận thắng thứ 2 tại giải vô địch châu Á 2023 khi đánh bại Uzbekistan với tỉ số 3-0.

Xe khách dừng giữa đường đón cả đoàn người về quê

Nhóm PV |

Ghi nhận của PV báo Lao Động, ngoài sự đông đúc, tình trạng xe khách, xe hợp đồng dừng đỗ, đón khách dọc đường gây ùn tắc xuất hiện trên nhiều tuyến đường ở Hà Nội. Nhiều người dân cũng bất chấp nguy hiểm, băng qua lối tắt để vào bến đón xe cho kịp giờ.

Bến xe ở TPHCM đông nghịt khách, sân bay thông thoáng cận lễ 2.9

NHÓM PV |

Trong ngày 31.8, nhiều người dân ở TP Hồ Chí Minh đã đến Bến xe miền Tây, sân bay Tân Sơn Nhất để di chuyển về quê hoặc đi du lịch dịp lễ 2.9.

Nhiều con đường tại TP. Phổ Yên ngập rác do lò đốt rác gặp sự cố

Minh Hạnh |

Từ gần một tháng nay, do lò đốt rác tại xóm 2, xã Minh Đức, TP. Phổ Yên, Thái Nguyên, gặp sự cố nên nhiều tuyến đường tại TP. Phổ Yên tràn rác thải sinh hoạt, gây ô nhiễm môi trường.

Hà Nội: Người dân vạ vật, khổ sở chen chân về quê nghỉ lễ Quốc khánh 2.9

NHÓM PV |

Chiều nay (31.8), nhiều tuyến đường, bến xe ở Hà Nội đã xảy ra tình trạng ùn tắc do người dân tranh thủ về quê nghỉ lễ hay đi du lịch dịp lễ Quốc khánh 2.9.

Huyện Sóc Sơn cưỡng chế, tháo dỡ 6 công trình vi phạm xây dựng ở xã Minh Phú

Cao Nguyên - Lan Nhi |

Hà Nội - Thanh tra xây dựng huyện Sóc Sơn cho biết, ngay trong ngày 28.8.2023, đơn vị đang tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ 6 công trình trên đồi Dõng Chum (xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn) do xây sai phép trên đất rừng phòng hộ.

Công ty thủy lợi nói không có tiền đo mốc giới hồ Đồng Đò, Sóc Sơn

Cao Nguyên - Lan Nhi |

Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội cho biết, từ lâu muốn thực hiện công tác cắm mốc giới hồ Đồng Đò nhưng do không có tiền đo đạc khiến việc quản lý hồ Đồng Đò (xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn) gặp khó khăn.

Nguồn cơn khiến UBND huyện Sóc Sơn bị người dân khởi kiện

Thu Giang |

Việc chưa bóc tách riêng phần đất rừng và đất khai hoang đang khiến nhiều hộ dân (thôn Minh Tân, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) những năm qua khốn khổ khi họ sửa sang, xây dựng nhà cửa trên chính mảnh đất khai hoang của mình.