Ông Lê Minh Hoàng có tài cầu mưa thì cứ làm, việc gì phải đề xuất lập đàn

Lê Thanh Phong |

Đang nắng nóng điên cái đầu, lại thêm một việc "nhức đầu" nữa là có người đề xuất ông Lê Minh Hoàng được lập đàn cầu mưa.

Người đề xuất ký tên Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp - Giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ Văn hóa và Khoa học - Công nghệ, giảng viên thỉnh giảng cao cấp của 3 trường đại học và nguyên là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người.

Trong văn bản gửi Chi cục Thủy lợi TP.HCM ngày 2.4, ông Nguyễn Hoàng Điệp ghi rằng: "Nếu quả thực anh Hoàng có khả năng kỳ diệu ấy thì các tỉnh phía Nam đang hạn hán được cứu. Song một lần nữa chúng tôi xin nhấn mạnh việc anh Hoàng có khả năng cầu mưa được hay không chúng tôi chưa khẳng định và phủ định".

Chưa khẳng định ông Lê Minh Hoàng có khả năng cầu mưa, nhưng ông Nguyễn Hoàng Điệp lại viết đơn đề xuất cho ông Hoàng trực tiếp gửi.

Trả lời Báo Tuổi Trẻ, đại diện Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn TPHCM xác nhận có văn bản "cầu mưa" này và khẳng định: "Chúng tôi tiếp cận các vấn đề theo căn cứ khoa học, còn việc cầu mưa như giới thiệu này là không có căn cứ và chúng tôi hoàn toàn không đồng thuận".

Một câu trả lời dứt khoát.

Các hoạt động mê tín đang hoành hành khắp nơi, ngày càng xuất hiện thêm nhiều kẻ khoác đủ loại áo để lôi kéo những người cả tin theo, từ xá lợi tóc Đức Phật cho đến bùa phép trị bá bệnh.

Nay còn thêm vụ con người có thể lập đàn cầu mưa như Gia Cát Lượng lập đàn gọi gió Đông cho trận Xích Bích trong Tam Quốc Chí. Những thứ hoang đường này cần phải lên án, phê phán để xã hội bớt đi những thứ u mê đầu độc cộng đồng.

Ông Nguyễn Hoàng Điệp muốn giới thiệu ông Lê Minh Hoàng thực hiện việc cầu mưa này vì "rất xót xa, dằn vặt trước nạn hạn hán, thất bát mùa màng của một số tỉnh phía Nam", nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao lại phải đi xin chính quyền.

Nếu ông Lê Minh Hoàng có tài hô phong hoán vũ như tiểu thuyết võ hiệp thì hãy cứ làm để "cứu nhân độ thế", việc gì phải xin ai. Hay là đòi lập đàn và những quyền lợi khác mới ra tay làm phước cho bá tánh.

Cần phải vạch mặt những kẻ muốn trục lợi bằng gieo rắc những thứ hoang đường, mê muội, tác hại đến tâm lý cộng đồng, đến đời sống của một xã hội đang xây dựng văn minh trình độ ngày càng cao.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Hạn hán, thiếu nước bủa vây người dân nhiều xã vùng cao ở Bình Thuận

DUY TUẤN |

Các địa phương phía Nam của Bình Thuận, nhất là các xã vùng cao ở huyện Hàm Thuận Nam đang bước vào mùa khô hạn. Những sông suối, ao hồ tích trữ nước gần như cạn trơ đáy. Người dân đi tìm những ao còn nước, bất chấp nước đục cặn, bơm từng thùng chở về sinh hoạt tạm, giải quyết nhu cầu cấp thiết. Còn nguồn nước để phục vụ tưới tiêu nông nghiệp thì… quá khó.

Tìm giải pháp giúp người dân vượt qua khó khăn mùa hạn hán

NGUYÊN ANH |

Cầu sập lúc nửa đêm, nhà sụp sạt lở xuống mép kênh, đường sạt lở nứt gãy, lòng kênh khô cạn nước... Hệ quả của hạn hán kéo dài khiến đời sống, sinh hoạt của người dân trên địa bàn vùng đệm U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) gặp nhiều khó khăn.

ĐBSCL nguy cơ thiệt hại trên 70.000 tỉ đồng mỗi năm do hạn hán, xâm nhập mặn

QUANG PHƯƠNG |

Tại buổi Hội thảo Sống chung với hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vào sáng 27.3, đại diện các cơ quan chức năng, địa phương, chuyên gia và doanh nghiệp đã thảo luận và đưa ra nhiều giải pháp giúp ĐBSCL thích ứng với hạn hán, xâm nhập mặn.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Dự kiến tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù Đà Lạt vào ngày mai

Mai Hương |

Việc tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù (TP Đà Lạt) dự kiến được thực hiện vào khoảng 9h ngày 11.6.

Khoảnh khắc công an lao mình xuống dòng nước lũ cứu người

Lam Thanh |

Hà Giang - Thấy một người dân bị dòng nước lũ cuốn đi, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường đã lao xuống kịp thời cứu nạn.

Hạn hán, thiếu nước bủa vây người dân nhiều xã vùng cao ở Bình Thuận

DUY TUẤN |

Các địa phương phía Nam của Bình Thuận, nhất là các xã vùng cao ở huyện Hàm Thuận Nam đang bước vào mùa khô hạn. Những sông suối, ao hồ tích trữ nước gần như cạn trơ đáy. Người dân đi tìm những ao còn nước, bất chấp nước đục cặn, bơm từng thùng chở về sinh hoạt tạm, giải quyết nhu cầu cấp thiết. Còn nguồn nước để phục vụ tưới tiêu nông nghiệp thì… quá khó.

Tìm giải pháp giúp người dân vượt qua khó khăn mùa hạn hán

NGUYÊN ANH |

Cầu sập lúc nửa đêm, nhà sụp sạt lở xuống mép kênh, đường sạt lở nứt gãy, lòng kênh khô cạn nước... Hệ quả của hạn hán kéo dài khiến đời sống, sinh hoạt của người dân trên địa bàn vùng đệm U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) gặp nhiều khó khăn.

ĐBSCL nguy cơ thiệt hại trên 70.000 tỉ đồng mỗi năm do hạn hán, xâm nhập mặn

QUANG PHƯƠNG |

Tại buổi Hội thảo Sống chung với hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vào sáng 27.3, đại diện các cơ quan chức năng, địa phương, chuyên gia và doanh nghiệp đã thảo luận và đưa ra nhiều giải pháp giúp ĐBSCL thích ứng với hạn hán, xâm nhập mặn.