Ô nhiễm vô địch: sông Nhuệ, sông Đáy độc đến độ không thể tưới rau

Anh Đào |

Dư luận từng nổi sóng trước câu chuyện “tưới rau muống bằng nhớt thải”, trong khi không hề biết rằng rau mà tưới bằng nước sông Nhuệ, sông Đáy, còn độc hơn rất nhiều.

Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy có chất lượng môi trường nước kém nhất trong năm lưu vực sông ở miền Bắc với 13 điểm ô nhiễm - Kết luận của Tổng cục Môi trường.

Cụ thể, 62% số điểm quan trắc ở lưu vực sông Nhuệ - Đáy cho kết quả WQI dưới 50, tương đương mức xấu đến rất xấu, trong đó một nửa chỉ số này dưới 25.

Trên sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nội có bảy điểm quan trắc cho chỉ số WQI ở mức 10-25. 2 điểm cầu Tó (Thanh Trì) và Cự Đà (Tả Thanh Oai) ô nhiễm nặng nhất với chỉ số là 10,

Chỉ số WQI, dựa trên tổng hòa các yếu tố nhiệt độ và kim loại, quy đổi từ 100 xuống 0.

Mức dưới 25, là ô nhiễm rất nặng. Còn mức 10, có nghĩa là nước đã nhiễm độc rồi.

Nguyên nhân của ô nhiễm, thuộc vào dạng nguyên nhân “thừa biết”. Đó là nước thải không qua xử lý được xả thẳng xuống sông. Nước thải ở đây bao gồm cả nước thải sinh hoạt, nhưng thứ tạo ra ô nhiễm trầm trọng, tạo ra sự nhiễm độc là nước thải của các làng nghề, “đặc biệt là nước thải hoá chất từ làng lụa”- đánh giá của Tiến sĩ Hoàng Thị Minh Nguyệt, (Đại học Tài nguyên và Môi trường).

Thật ra, tình trạng ô nhiễm sông Nhuệ - Đáy đã trầm kha từ rất lâu. Thậm chí, đã từng được đưa ra Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà từng thẳng thắn nêu quan điểm là phải xử lý tại nguồn, xử lý bắt đầu từ người gây ô nhiễm, và cả trách nhiệm của các địa phương.

“Trên các dòng sông này đã có những thống kê liên quan đến các địa phương, đặc biệt là các địa phương như Hà Nội thi nguồn nước chưa xử lý; rồi từ Hòa Bình chảy về Hà Nam, cho thấy trách nhiệm cũng thuộc về địa phương có dòng nước chảy qua”.

Đúng như thế, chúng ta không thể miệng kêu ô nhiễm, tay vẫn xả nước ra sông. Chúng ta không thể khiến dòng sông xanh trở lại khi coi đó là chuyện của... trung ương, như thể đó là việc của hàng xóm.

Bộ Xây dựng, trong phiên giải trình về an ninh nguồn nước hôm qua cũng chung nhận định. Rằng việc liên kết giữa các địa phương trong quản lý lưu vực sông còn yếu, địa phương ở hạ lưu phải gánh chịu ô nhiễm nguồn nước do các địa phương ở thượng lưu chưa kiểm soát được tình trạng xả thải ra sông.

Có một con số thảm hoạ thế này: Việt Nam sẽ tiêu tốn từ 12,4 cho tới 18,6 triệu USD mỗi ngày cho việc xử lý ô nhiễm nếu không có biện pháp kịp thời.

18,6 triệu USD mỗi ngày. Quá khủng khiếp. Nhưng thảm hoạ ấy sẽ đến nhanh thôi nếu hôm nay chúng ta vừa kêu ô nhiễm vừa xả nước thải ra sông ngòi.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói về khắc phục ô nhiễm các dòng sông quanh Hà Nội

Vương Trần |

Khi đã kiểm soát được các nguồn thải như sinh hoạt, công nghiệp, y tế... thì sẽ khôi phục lòng sông và áp dụng các biện pháp vi sinh đối với các khu vực không còn nguồn thải.

Kinh hãi rác thải chất kín trên bờ, tràn xuống lòng sông Nhuệ

Thế Kỷ |

Rác thải nhựa, túi nilon và nhiều loại phế phẩm khác chất kín dọc 2 bên bờ sông Nhuệ (Hà Nội), một lượng lớn rác tràn cả xuống lòng sông bốc mùi hôi thối.

Từ vụ nước sông Đà, sông Đuống: An ninh nguồn nước đang bị thách thức!

Thế Lâm |

Không hẹn mà gặp, nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về Luật Đầu tư (sửa đổi) đã cùng có ý kiến nên đưa nước sạch vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Một trong những trường hợp được các đại biểu nêu ra từ đó đề xuất là trường hợp Công ty Nước mặt sông Đuống, đã được doanh nghiệp Thái Lan mua lại 34 triệu cổ phiếu để trở thành cổ đông lớn thứ hai.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói về khắc phục ô nhiễm các dòng sông quanh Hà Nội

Vương Trần |

Khi đã kiểm soát được các nguồn thải như sinh hoạt, công nghiệp, y tế... thì sẽ khôi phục lòng sông và áp dụng các biện pháp vi sinh đối với các khu vực không còn nguồn thải.

Kinh hãi rác thải chất kín trên bờ, tràn xuống lòng sông Nhuệ

Thế Kỷ |

Rác thải nhựa, túi nilon và nhiều loại phế phẩm khác chất kín dọc 2 bên bờ sông Nhuệ (Hà Nội), một lượng lớn rác tràn cả xuống lòng sông bốc mùi hôi thối.

Từ vụ nước sông Đà, sông Đuống: An ninh nguồn nước đang bị thách thức!

Thế Lâm |

Không hẹn mà gặp, nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về Luật Đầu tư (sửa đổi) đã cùng có ý kiến nên đưa nước sạch vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Một trong những trường hợp được các đại biểu nêu ra từ đó đề xuất là trường hợp Công ty Nước mặt sông Đuống, đã được doanh nghiệp Thái Lan mua lại 34 triệu cổ phiếu để trở thành cổ đông lớn thứ hai.