Nỗi đau từ những “quả đấm thép”

LÊ THANH PHONG |

Ông Lê Quang Thung - nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Caosu Việt Nam - cùng 4 nguyên lãnh đạo, cán bộ một số Cty con của Tập đoàn bị khởi tố. Theo tin ban đầu, Tập đoàn này có nhiều sai phạm trong quản lý điều hành, sử dụng vốn và tài sản nhà nước gây thất thoát hơn 8.300 tỉ đồng.

Các tập đoàn kinh tế một thời được cho là những “quả đấm thép” nhưng rõ ràng những thông tin không vui gần đây một lần nữa gióng lên hồi chuông về hiệu quả thật sự của những “quả đấm” ấy.

Mới đây, một loạt cán bộ lãnh đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng bị khởi tố, tạm giam. Con số thất thoát, thua lỗ của các dự án thuộc PVN cũng lên tới hàng nghìn tỉ đồng. Rồi Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cũng có nhiều dự án thua lỗ nặng nề, một số tập đoàn khác cũng trong tình trạng tương tự.

Cho đến bây giờ, hệ lụy của sai phạm từ Tập đoàn Vinashin vẫn còn đó, nghĩ đến những con tàu, ụ nổi hàng trăm triệu USD đang như những bãi phế liệu lênh đênh trên biển mà xót lòng. Và còn đó những Vina khác - Vinalines chẳng hạn - một cựu lãnh đạo bị tuyên án tử hình.

Bao nhiêu lãnh đạo của các tập đoàn nhà nước đã vào tù? Và câu hỏi đặt ra là vì sao vậy, tất nhiên là do họ có tội thì bị pháp luật trừng phạt, nhưng hãy xem lại cơ chế quản lý các doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước. Cái cơ chế rất có vấn đề khi nhiều lãnh đạo chủ chốt rơi vào vòng lao lý.

Cơ chế này bị hỏng hóc chỗ nào mà không ít tập đoàn làm gì cũng lỗ, cũng thất thoát? Và cho dù có bỏ tù hết cán bộ lãnh đạo sai phạm thì chẳng thu được mấy đồng trong hàng chục ngàn tỉ đồng thất thoát đó. Người dân không muốn bắt ai bỏ tù, họ chỉ muốn tiền thuế của họ không bị ăn cắp, mặt báo hằng ngày toàn tin tốt lành với những người lãnh đạo đáng kính, dân cần sự công bằng và hạnh phúc.

Không ít lỗ hổng trong cơ chế quản lý tập đoàn doanh nghiệp nhà nước đã làm mất đi nhiều tiền bạc của nhân dân và làm cho nhân dân mất niềm tin vào sự công bằng, chính trực.

Mất niềm tin ở chỗ, những doanh nghiệp, tập đoàn này thuộc Nhà nước, có đủ bộ ngành quản lý, nhưng không có cơ chế hãm, ngăn chặn ngay lập tức những hành vi, hoạt động sai phạm, có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Nếu như có sự kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời, thì không có hậu quả thất thoát hàng nghìn tỉ đồng và nhiều cán bộ trở thành tội nhân.

Vậy thì những người là cấp trên của những cán bộ bị khởi tố và đang bị bắt giam đó đã làm gì khi họ sai phạm, và có chịu trách nhiệm trước những hậu quả khủng khiếp này không?

Còn nhiều dự án đang thực hiện và hãy sửa sai từ cơ chế để hạn chế tối đa những dòng tin “khởi tố, bắt giam” trên báo mỗi ngày.

LÊ THANH PHONG
TIN LIÊN QUAN

TCty cao su Đồng Nai bất ngờ huỷ kế hoạch bán cổ phần HDBank

H.M |

Sau khi thông tin nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Cao su Việt Nam cùng 4 nguyên lãnh đạo, cán bộ một số công ty con của tập đoàn bị khởi tố, Công ty TNHH MTV TCty cao su Đồng Nai hủy thủ tục đấu giá bán cổ phần của HDBank.

Nóng: Khởi tố hàng loạt nguyên lãnh đạo Tập đoàn Cao su Việt Nam, TCty cao su Đồng Nai, Cty cao su Phú Riềng

Anh Linh |

Chiều 12.12, theo thông tin Cổng thông tin Bộ Công an, hàng loạt cá nhân là nguyên lãnh đạo Tập đoàn cao su Việt Nam, Tổng công ty cao su Đồng Nai, Công ty cao su Phú Riềng bị khởi tố trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Cục Cảnh sát môi trường yêu cầu Công an tỉnh Bình Phước làm rõ

Hoàng Hưng |

Ngày 19.11.2016, báo Lao Động Đời Sống đã đăng bài: “Dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt ở tỉnh Bình Phước (BP): Không trồng cao su, vẫn được bồi thường tiền tỷ (?)”. Nội dung bài báo phản ánh tại dự án “bảo vệ - trồng rừng và chăn nuôi” do Cty dịch vụ Sasco làm chủ đầu tư đã xảy ra hiện tượng, một số người không hề trồng cao su trên đất dự án, nhưng vẫn nhận hàng tỷ đồng tiền bồi thường khi chủ đầu tư thu hồi lại đất, khắc phục sai phạm… Ngay sau phản ánh của báo, được biết Cục cảnh sát môi trường đã có văn bản chỉ đạo Công an tỉnh BP xác minh vụ việc trên…

Những nhóm hàng tăng giá đẩy chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 tăng mạnh

Vũ Long |

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1.2023 tăng 4,89% do nhiều yếu tố, trong đó, tác động nhiều nhất là sự tăng giá của hàng hóa Tết, giá nhiên liệu.

Tiền vệ Quang Hải có còn nhiều cơ hội ra sân tại Pau FC?

HOÀNG HUÊ |

Tiền vệ Nguyễn Quang Hải tiếp tục không tạo ra được nhiều dấu ấn sau khi được trao cơ hội ra sân thi đấu cho Pau FC.

Quán karaoke “phủ bụi”, người dân mỏi mắt tìm nơi còn mở cửa

Nhóm PV |

Ra Tết thường là thời điểm mọi người gặp mặt, vui chơi và quán karaoke cũng là địa điểm được tìm đến trong mỗi buổi tụ họp, liên hoan. Tuy nhiên, hiện nay, 100% cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke tại Hà Nội tạm dừng hoạt động do không đủ tiêu chuẩn về an toàn phòng cháy, chữa cháy. Đầu năm mới, nhưng tất cả đều đóng cửa im lìm.

Chiêm ngưỡng 3.000 mộc bản kinh Phật tại ngôi cổ tự ở Bắc Giang

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Chùa Vĩnh Nghiêm, tồn tại từ thời Lý, được coi là danh lam cổ tự của tỉnh Bắc Giang. UNESCO đã trao bằng công nhận 3.000 mộc bản trong chùa là di sản tư liệu ký ức thế giới.

Trình Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuối năm 2023

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ Tư pháp tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10.2023).

TCty cao su Đồng Nai bất ngờ huỷ kế hoạch bán cổ phần HDBank

H.M |

Sau khi thông tin nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Cao su Việt Nam cùng 4 nguyên lãnh đạo, cán bộ một số công ty con của tập đoàn bị khởi tố, Công ty TNHH MTV TCty cao su Đồng Nai hủy thủ tục đấu giá bán cổ phần của HDBank.

Nóng: Khởi tố hàng loạt nguyên lãnh đạo Tập đoàn Cao su Việt Nam, TCty cao su Đồng Nai, Cty cao su Phú Riềng

Anh Linh |

Chiều 12.12, theo thông tin Cổng thông tin Bộ Công an, hàng loạt cá nhân là nguyên lãnh đạo Tập đoàn cao su Việt Nam, Tổng công ty cao su Đồng Nai, Công ty cao su Phú Riềng bị khởi tố trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Cục Cảnh sát môi trường yêu cầu Công an tỉnh Bình Phước làm rõ

Hoàng Hưng |

Ngày 19.11.2016, báo Lao Động Đời Sống đã đăng bài: “Dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt ở tỉnh Bình Phước (BP): Không trồng cao su, vẫn được bồi thường tiền tỷ (?)”. Nội dung bài báo phản ánh tại dự án “bảo vệ - trồng rừng và chăn nuôi” do Cty dịch vụ Sasco làm chủ đầu tư đã xảy ra hiện tượng, một số người không hề trồng cao su trên đất dự án, nhưng vẫn nhận hàng tỷ đồng tiền bồi thường khi chủ đầu tư thu hồi lại đất, khắc phục sai phạm… Ngay sau phản ánh của báo, được biết Cục cảnh sát môi trường đã có văn bản chỉ đạo Công an tỉnh BP xác minh vụ việc trên…