Nợ 40 triệu từ sơ sinh đến người già trong cả đống tiền không tiêu nổi

Anh Đào |

Với 4 triệu tỉ đồng nợ công thì từ sơ sinh cho đến già lão, mỗi người sẽ gánh hơn 40 triệu đồng nợ công - tính toán của Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Bùi Đặng Dũng

“Có lần cử tri chất vấn: Tại sao họ không làm gì mà con họ phải gánh 30 triệu đồng nợ công?”. Ông Dũng bắt đầu phát biểu bằng một câu hỏi. Và câu trả lời là giờ, từ 30 triệu mỗi người đã tăng lên 40 triệu đồng.

Đúng là có nhiều vấn đề, có nhiều câu chuyện buồn từ “đống nợ” này.

Vấn đề ở chỗ số trả nợ trực tiếp đến 2021 sẽ là 368.000 tỉ đồng, chiếm 27,4% thu ngân sách. Tức là cứ thu được 100 đồng thì 27,4 đồng trả nợ.

Câu chuyện buồn, là vì nợ nần chồng đống, trong khi chi thường xuyên vẫn tới 63,4%. Và “chi đầu tư phát triển là một câu chuyện buồn của năm 2020”.

Nhưng bi kịch không phải, không chỉ là ở đống nợ. Bi kịch là vay về rồi tiêu không nổi.

Có một chi tiết không ngẫu nhiên. Trong chỉ 3 tháng qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc 3 lần thúc giục việc giải ngân đầu tư công.

Trong bối cảnh dịch bệnh, giải ngân đầu tư công chính là việc nhà nước đứng vai trò hộ chi tiêu, đưa dòng tiền vào nền kinh tế mà không gây ra lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng, vừa tạo việc làm...

Ai cũng biết thế. Chỉ có điều chúng ta không làm được.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉ lệ giải ngân vốn nước ngoài đến 31.10 chỉ ước đạt 18.089 tỉ, tức là chỉ được hơn 30% so với kế hoạch.

Tại sao lại có chuyện vô lý, kỳ cục như thế?

Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương có lần nói về một “nút thắt”: Dự án càng lớn, càng khó xây dựng kế hoạch và khó trong việc giải phóng mặt bằng.

Theo ông Phương: Quy trình xin phê duyệt đầu tư rất nhanh, dự án mới ước chừng quy mô đầu tư là đã được phê duyệt, đăng ký vào kế hoạch, xin cấp tiền. Nhưng thực tế thì sao? Không thể tiêu được tiền đó vì chúng ta chưa làm được gì, công tác chuẩn bị đầu tư, khảo sát, tính toán thiết kế chi tiết... còn phải tiếp tục làm, và chắc chắn là nếu không thể có khối lượng công việc nghiệm thu thì không thể giải ngân. Đó cũng là lý do tiền cứ treo hết năm này qua năm khác.

Có một tâm lý mang tính bệnh trạng là “Xin sẵn”, vì sợ đến lượt mình hết vốn. Cho nên, nhiều dự án chưa xong khâu chuẩn bị nhưng đã xin cấp vốn rồi mãi không thể giải ngân.

Thủ tướng đã nói rất rõ rồi: Đơn vị nào giải ngân vốn đầu tư công chậm sẽ bị chế tài. Bởi “không thể để có tiền mà không tiêu được do sự chủ quan, tổ chức thực hiện kém”.

Có lẽ, đã đến lúc cần có một chế tài thật sự, cho những cá nhân cụ thể.

Chứ đấy! Thủ tướng thiếu mỗi nước cầm tay chỉ việc mà tiền cả đống vẫn không tiêu nổi. Trong khi dân “không làm gì”, không vay ai, đang gánh cũng cả đống nợ.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc “kiểm điểm” vấn đề giải ngân ODA

Theo Chinhphu.vn |

Sáng 29.10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến với các bộ, cơ quan, địa phương về tình hình thực hiện, giải ngân các chương trình, dự án ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.

Nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn giải ngân dưới 35%

CAO NGUYÊN |

Bên cạnh một số bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân ước tính đến hết tháng 8 đạt trên 45%, vẫn còn 31 bộ, ngành và 13 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 35% và thậm chí 11 bộ, ngành giải ngân dưới 10%.

Lãnh đạo cơ quan, địa phương tỷ lệ giải ngân thấp cần nghiêm túc chấn chỉnh

Vương Trần - Xuân Hải |

Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo của 31 bộ, cơ quan Trung ương và 13 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 35% cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, rà soát, chấn chỉnh.

Choáng với mức tăng nợ công của Mỹ chỉ trong 1 tháng

Song Minh |

Nợ công của Mỹ hiện ở mức 26 nghìn tỉ USD, tăng 1 nghìn tỉ USD chỉ trong một tháng.

Giải pháp nào để nợ công trở thành công cụ thúc đẩy phát triển?

PGS-TS TRẦN KIM CHUNG (PHÓ VIỆN TRƯỞNG, VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ T.Ư) |

Dù đã có những tiến bộ rõ rệt trong năm 2017, nhưng năm 2018 vẫn đang được dự báo là năm có tỉ lệ công cao nhất. Làm thế nào để “huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ tài sản công. Quản lý, sử dụng hiệu quả nợ công và bảo đảm khả năng trả nợ, bảo đảm an toàn nợ công và tài chính quốc gia, không để nợ công là gánh nặng mà phải là công cụ thúc đẩy phát triển” như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là bài toán đòi hỏi những giải pháp tổng thể từ ngắn hạn tới dài hạn.

Đầu năm bàn chuyện cổng chào, nợ công

LÊ THANH PHONG |

Những hình ảnh về cổng chào của một số địa phương vừa được các kênh truyền thông đưa lên khiến ai cũng phải giật mình. Bởi vì chúng ta cứ nói lãng phí, thất thoát ở đâu đó, cứ nói tiết kiệm quá xa vời, mà quên rằng ngay trước mắt, cụ thể là những chiếc cổng chào.

Nợ công như lửa cháy ngang mày

LÊ THANH PHONG |

Nóng nhất trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 16.11 là nợ công, cử tri đặt món nợ ra để Bộ trưởng đưa ra biện pháp xử lý. Con số hơn 3 triệu tỉ đồng nợ công tính đến cuối năm 2017. Trung bình mỗi người dân Việt đang gánh 30 triệu đồng nợ công. Dự báo đến năm 2020, nợ công sẽ là 4,2 triệu tỉ đồng.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc “kiểm điểm” vấn đề giải ngân ODA

Theo Chinhphu.vn |

Sáng 29.10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến với các bộ, cơ quan, địa phương về tình hình thực hiện, giải ngân các chương trình, dự án ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.

Nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn giải ngân dưới 35%

CAO NGUYÊN |

Bên cạnh một số bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân ước tính đến hết tháng 8 đạt trên 45%, vẫn còn 31 bộ, ngành và 13 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 35% và thậm chí 11 bộ, ngành giải ngân dưới 10%.

Lãnh đạo cơ quan, địa phương tỷ lệ giải ngân thấp cần nghiêm túc chấn chỉnh

Vương Trần - Xuân Hải |

Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo của 31 bộ, cơ quan Trung ương và 13 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 35% cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, rà soát, chấn chỉnh.

Choáng với mức tăng nợ công của Mỹ chỉ trong 1 tháng

Song Minh |

Nợ công của Mỹ hiện ở mức 26 nghìn tỉ USD, tăng 1 nghìn tỉ USD chỉ trong một tháng.

Giải pháp nào để nợ công trở thành công cụ thúc đẩy phát triển?

PGS-TS TRẦN KIM CHUNG (PHÓ VIỆN TRƯỞNG, VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ T.Ư) |

Dù đã có những tiến bộ rõ rệt trong năm 2017, nhưng năm 2018 vẫn đang được dự báo là năm có tỉ lệ công cao nhất. Làm thế nào để “huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ tài sản công. Quản lý, sử dụng hiệu quả nợ công và bảo đảm khả năng trả nợ, bảo đảm an toàn nợ công và tài chính quốc gia, không để nợ công là gánh nặng mà phải là công cụ thúc đẩy phát triển” như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là bài toán đòi hỏi những giải pháp tổng thể từ ngắn hạn tới dài hạn.

Đầu năm bàn chuyện cổng chào, nợ công

LÊ THANH PHONG |

Những hình ảnh về cổng chào của một số địa phương vừa được các kênh truyền thông đưa lên khiến ai cũng phải giật mình. Bởi vì chúng ta cứ nói lãng phí, thất thoát ở đâu đó, cứ nói tiết kiệm quá xa vời, mà quên rằng ngay trước mắt, cụ thể là những chiếc cổng chào.

Nợ công như lửa cháy ngang mày

LÊ THANH PHONG |

Nóng nhất trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 16.11 là nợ công, cử tri đặt món nợ ra để Bộ trưởng đưa ra biện pháp xử lý. Con số hơn 3 triệu tỉ đồng nợ công tính đến cuối năm 2017. Trung bình mỗi người dân Việt đang gánh 30 triệu đồng nợ công. Dự báo đến năm 2020, nợ công sẽ là 4,2 triệu tỉ đồng.