Nhức nhối câu hỏi “Có phải người Sài Gòn”?

Anh Đào |

Khách du lịch đến Đà Lạt đang phải đối diện với câu hỏi không hề cá biệt “Có phải người Sài Gòn không?”. Thậm chí, cả những tấm biển “không bán cho người Sài Gòn”.

“Đau nhói”, “ngã ngửa” là từ dùng của báo chí khi mô tả lại cảm xúc của khách du lịch, nhất là người Sài Gòn khi bất ngờ bắt gặp những tấm biển “Không bán cho khách du lịch”, “hạn chế khách ngoại tỉnh”… thậm chí "không bán cho người Sài Gòn" (theo TNO)... ở Đà Lạt. 

Phải nói ngay, dẫu đây chỉ là tự phát, từ “một số tiểu thương nhỏ”… nhưng nó không phải là cá biệt và đang gây ra những tổn thương cho khách du lịch, cho người ngoại tỉnh, nhất là “người Sài Gòn”.

Hồi tháng 5, khi viết về câu chuyện 7 gia đình, 13 người ở toà Đại sứ Việt Nam tại Ucraina vượt qua làn sóng COVID thứ 3, Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch, một "người trong cuộc" có nói với tôi một ý là: Đừng kỳ thị người bị bệnh.

Bấy giờ, đã xảy ra những câu chuyện “cười ra nước mắt”: Hàng xóm dùng giẻ lau nhét kín khe cửa nhà người tiếp xúc gần với F0.

Bấy giờ, dịch bệnh đã khiến tâm lý kỳ thị bỗng chốc thổi bùng, từ đời sống cho đến những chính sách ngăn sông cấm chợ, cấm người tỉnh này, làm khó người tỉnh khác.

Nhưng giờ đây, sau Nghị quyết 128 với một “bước chuyển” cơ bản là sự thích ứng, việc kỳ thị người ngoại tỉnh, người Sài Gòn, hay người vùng dịch bất kể họ đã có “thẻ xanh vaccine”, bất kể đã có kết quả xét nghiệm âm tính... là rất kỳ cục.

Phú Quốc đã chính thức “mở cửa” với du khách nước ngoài. Hội An cũng đã đón những du khách quốc tế đầu tiên.

Hãy chú ý đến thời điểm “Sau 2 năm” du lịch tê liệt.

Nó không chỉ là chuyện sinh khí mà đó còn là việc hiện thực hoá Nghị quyết 128, hiện thực hoá 2 chữ “thích ứng” mà Thủ tướng luôn nhấn mạnh.

Không lẽ người Sài Gòn, người ngoại tỉnh lại bị làm khó bởi ngay chính những đồng bào mình?

Không lẽ khách du lịch nội địa lại bị làm khó ngay trên chính đất nước mình?

Trên báo, ông Tưởng Hữu Lộc - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Lâm Đồng đề nghị một “góc nhìn thông cảm hơn”. Bởi theo ông: “Khi người dân không hiểu sẽ sợ, chính vì người dân sợ nên họ từ chối khách du lịch, họ tạo ra rào cản; khiến khách du lịch cảm thấy bị đối xử có phần quá khắt khe, cảm giác bị kỳ thị, tạo ra những mâu thuẫn, ác cảm. Chúng ta biết rằng tất cả vì dịch bệnh hết, ai cũng muốn an toàn nhất và được thấu hiểu nhất”.

Nếu dân sợ vì chưa hiểu thì cần làm cho họ hiểu, chứ không thể nói thông cảm hay chặc lưỡi cho qua. Bởi dẫu là tự phát, là “cá nhân” nhưng rõ ràng, những tấm biển mang hơi hướng kỳ thị ấy đang ảnh hưởng tới hình ảnh Đà Lạt, và không chỉ Đà Lạt.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Vì sao dự án sân vận động 20.000 chỗ ngồi Đà Lạt chậm tiến độ?

Hữu Long |

Lâm Đồng - Sân vận động 20.000 chỗ ngồi tại Đà Lạt đã bị trễ tiến độ do chậm giải phóng mặt bằng và có lý do của dịch bệnh, thời tiết. Dự án này nằm trong khu vực dự án tại Khu liên hợp Văn hóa - Thể thao tỉnh Lâm Đồng và đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tốc độ dự án.

Cận cảnh dãy biệt thự cổ Đà Lạt khiến DN và tỉnh Lâm Đồng đưa nhau ra tòa

Hữu Long - Phan Tuấn |

Lâm Đồng - Doanh nghiệp thuê 13 căn biệt thự cổ nằm giữa trung tâm TP.Đà Lạt sầm uất nhưng không trả tiền thuê nhà đất. Trớ trêu là tỉnh Lâm Đồng với vị trí là "chủ nhà" cho thuê biệt thự, còn doanh nghiệp là "người thuê", không chịu trả tiền thuê mà còn khiếu nại ra tòa và thắng kiện UBND tỉnh Lâm Đồng.

Nóng nhất 24h: Đà Lạt không còn là "thành phố không đèn xanh đỏ"

Tô Thế - Hoài Anh |

Những thông tin nóng nhất 24h qua: Đà Lạt không còn là "thành phố không đèn xanh đỏ"; "Người hùng" tuyển futsal Việt Nam được FIFA vinh danh...

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Vì sao dự án sân vận động 20.000 chỗ ngồi Đà Lạt chậm tiến độ?

Hữu Long |

Lâm Đồng - Sân vận động 20.000 chỗ ngồi tại Đà Lạt đã bị trễ tiến độ do chậm giải phóng mặt bằng và có lý do của dịch bệnh, thời tiết. Dự án này nằm trong khu vực dự án tại Khu liên hợp Văn hóa - Thể thao tỉnh Lâm Đồng và đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tốc độ dự án.

Cận cảnh dãy biệt thự cổ Đà Lạt khiến DN và tỉnh Lâm Đồng đưa nhau ra tòa

Hữu Long - Phan Tuấn |

Lâm Đồng - Doanh nghiệp thuê 13 căn biệt thự cổ nằm giữa trung tâm TP.Đà Lạt sầm uất nhưng không trả tiền thuê nhà đất. Trớ trêu là tỉnh Lâm Đồng với vị trí là "chủ nhà" cho thuê biệt thự, còn doanh nghiệp là "người thuê", không chịu trả tiền thuê mà còn khiếu nại ra tòa và thắng kiện UBND tỉnh Lâm Đồng.

Nóng nhất 24h: Đà Lạt không còn là "thành phố không đèn xanh đỏ"

Tô Thế - Hoài Anh |

Những thông tin nóng nhất 24h qua: Đà Lạt không còn là "thành phố không đèn xanh đỏ"; "Người hùng" tuyển futsal Việt Nam được FIFA vinh danh...