Nhìn từ một cái Tết không sốt giá

Đào Tuấn |

“Ngày thường chỉ 10.000 đồng/km, ngày Tết thì 45.000 đồng/km- Nguyễn Văn Thanh, người đàn ông từ Ninh Bình lên Hà Nội chạy xe ôm nói. Nhưng điều lạ lùng không ở việc giá xe ôm tăng 4,5 lần, mà ở việc một cái Tết không có sốt giá!

Phóng viên Lao động gặp ông Thanh ở một ngã tư nào đó của Hà Nội. Tính toán của người đàn ông này rất đơn giản: Ngày thường, giá xe ôm 10.000 đồng/km thì thu được tầm 200-300.000 đồng. Còn Tết, có thể kiếm được 1 -1,5 triệu đồng. Trên xe của ông, “niêm yết” rõ giá dịch vụ. Ông không ép ai phải đi cả.

Giá dịch vụ tăng gấp rưỡi, gấp đôi, gấp ba, thậm chí gấp 4,5 lần như trường hợp ông Thanh thật ra là chuyện mỗi năm vẫn xảy ra... khi những người lao động chấp nhận “hy sinh” thời gian ba ngày Tết đặng tăng thêm thu nhập.

Nhưng điều lạ lùng của cái Tết năm nay là đã không hề xảy ra hiện tượng hết hàng, sốt giá.

Báo cáo nhanh về tình hình giá cả thị trường Tết Quý Mão của Bộ Tài chính nhận xét: Nguồn cung hàng hóa dồi dào, phong phú đa dạng, giá cả thị trường tương đối ổn định so với ngày thường, không xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, ổn định.

Sau Tết, tại các chợ dân sinh, giá rau củ tăng tương đối cao. Nhưng ở mức có thể chấp nhận được. Ở cả tỉ lệ % tăng thêm, cả ở sự chấp nhận của các bà nội trợ.

Giá cả dịch vụ cũng vậy. Trong tuần nghỉ Tết, các ứng dụng đặt xe đều chỉ thu thêm phụ phí không lớn, từ 5.000 đồng- 20.000 đồng với mỗi chuyến xe...

Tại Hà Nội cũng như Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều nhà hàng, quán ăn đều chỉ thu thêm phụ phí 10% hoá đơn. Số tiền, để bù đắp chi phí và trả tiền lương cho nhân viên phục vụ ngày Tết.

Người dân nào cũng vui, cũng mong giá cả sau Tết đừng quá sốt, đừng quá cao.

Nhưng không phải là không có lý do khi chỉ tiêu lạm phát năm nay được giao là 4,5%.

Bộ Tài chính, trong chỉ thị về các biện pháp quản lý thị trường dịp Tết đã “điểm danh” một số yếu tố có thể gây áp lực lên mặt bằng giá sau Tết. Đặc biệt là việc giá một số hàng hoá dịch vụ đầu vào ảnh hưởng rất lớn đến dân. Chẳng hạn, giá học phí tiếp tục tăng theo lộ trình. Giá dịch vụ khám chữa bệnh sẽ tăng trong quý I.2023. Và đặc biệt là giá điện- nhiều khả năng sẽ tăng sớm từ đầu năm.

Có lẽ, việc tăng giá các mặt hàng đầu vào, hoặc ảnh hưởng rất lớn đến cả chục triệu dân cần được tính toán kỹ. Bởi nếu nhìn từ một cái Tết không hề sốt giá cũng có gì đó không bình thường lắm. Nó chính là sự phản ánh sức mua của thị trường và tiền túi của dân đã yếu và ít đi nhiều sau một năm không ít khó khăn.

Đào Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Thái Bình: Giá thực phẩm tươi sống bình ổn, giá rau củ giảm vào mùng 3 Tết

Lương Hà |

Theo ghi nhận của Lao Động, ngày 24.1 (tức mùng 3 Tết Quý Mão 2023), nhiều khu chợ ở Thái Bình đã trở lại hoạt động bình thường nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.

Mùng 3 Tết: Nhiều tiểu thương chợ dân sinh mở hàng, giá cao hơn siêu thị

Vương Trần |

Hà Nội - Nhiều tiểu thương tại các chợ dân sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội đã mở cửa bán hàng ngay trong những ngày Tết. Giá cả một số mặt hàng tăng hơn so với trước Tết, đặc biệt có những loại mặt hàng rau xanh bán giá cao gấp đôi siêu thị...

Xe ôm tăng giá cước gấp 4,5 lần trong ngày mùng 3 Tết

Cường Ngô |

Trong những ngày Tết, nhiều xe ôm truyền thống và các hãng xe công nghệ đồng loạt điều chỉnh tăng giá cước vận chuyển, trong đó có những cuốc xe tăng gấp 4,5 lần so với ngày thường.

Người dân đến sớm xếp hàng, chen chúc lấy phiếu hẹn đăng kiểm

HỮU CHÁNH - HOA LỆ |

Một số trạm đăng kiểm xe cơ giới ở Hà Nội đã đưa ra hình thức phát phiếu hẹn để có thể kiểm soát lượt vào và giảm thiểu tình trạng ùn tắc. Tuy nhiên, với hình thức này, nhiều người cũng phải đến từ sớm xếp hàng, thậm chí chen chúc nhau đăng ký lịch hẹn.

Trấn Thành thu 450 tỉ và nghịch lý trong việc nhà nước đổ tiền vào phim

Hào Hoa - Huyền Chi |

Câu chuyện nhà nước đổ tiền đầu tư cho các dự án phim từng được bàn đi bàn lại trong suốt thời gian dài. Trước chiến lược công nghiệp hóa văn hóa, công nghiệp hóa điện ảnh, chuyện nhà nước nên đầu tư thế nào cho phim nội lại được mang ra bàn lại.

Luồn lách đi qua đoạn đường rộng chưa đầy 1 mét ở Hà Nội

KHÁNH AN |

Hàng loạt phương tiện phải luồn lách, đi lên vỉa hè do lòng đường Lương Thế Vinh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị chiếm trọn bởi một công trình.

Xử phạt thanh niên chuyển cuộc gọi đến đường dây nóng Bộ Công an

Quang Việt |

Liên quan đến vụ việc chuyển cuộc gọi đến đường dây nóng của Bộ Công an sai quy định, Công an tỉnh Thái Nguyên vừa ra Quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng đối với Phạm Quốc T (29 tuổi, TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên).

Những món ngon Cao Bằng du khách có thể mua về làm quà

Mộc Anh |

Cao Bằng không chỉ sở hữu thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp mà còn có nhiều món ăn ngon, ẩm thực đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.

Thái Bình: Giá thực phẩm tươi sống bình ổn, giá rau củ giảm vào mùng 3 Tết

Lương Hà |

Theo ghi nhận của Lao Động, ngày 24.1 (tức mùng 3 Tết Quý Mão 2023), nhiều khu chợ ở Thái Bình đã trở lại hoạt động bình thường nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.

Mùng 3 Tết: Nhiều tiểu thương chợ dân sinh mở hàng, giá cao hơn siêu thị

Vương Trần |

Hà Nội - Nhiều tiểu thương tại các chợ dân sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội đã mở cửa bán hàng ngay trong những ngày Tết. Giá cả một số mặt hàng tăng hơn so với trước Tết, đặc biệt có những loại mặt hàng rau xanh bán giá cao gấp đôi siêu thị...

Xe ôm tăng giá cước gấp 4,5 lần trong ngày mùng 3 Tết

Cường Ngô |

Trong những ngày Tết, nhiều xe ôm truyền thống và các hãng xe công nghệ đồng loạt điều chỉnh tăng giá cước vận chuyển, trong đó có những cuốc xe tăng gấp 4,5 lần so với ngày thường.