Người vay nợ bị khủng bố đến mức phải tự sát thì còn gì pháp luật?

Lê Thanh Phong |

Bọn cho vay nợ qua app truy cùng diệt tận nạn nhân, khiến cho người vay nợ phải tự tử để giải thoát. Đến thời này mà còn những thân phận bị cái ác hiếp đáp đến mức phải tìm đến cái chết thì pháp luật ở đâu?

Anh N.M.K (SN 1993, huyện Châu Thành, Cần Thơ) là giảng viên một trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang vừa qua đời vào ngày 10.5.2020.

Anh K uống thuốc tự tử vì vướng vào việc vay tiền qua app. Anh K từng tâm sự với người thân anh  nợ hơn 200 triệu đồng vay qua app. Các app đang truy bức đòi nợ liên tục, nên anh K không còn tâm trí làm việc và chỉ muốn chết để giải thoát.

Nhiều trường hợp vay nợ qua app, bị truy bức đến cùng đường, bài viết "Vay tiền qua app, bị truy bức đến đường cùng, nạn nhân kinh hãi tự tử" gây bức xúc trong dư luận.

Đã có nhiều trường hợp vay tiền, rồi bị bọn côn đồ đòi nợ thuê truy sát, bị tán gia bại sản, bị thương tật, thậm chí cùng quẫn tự vẫn. Thế nhưng, các tổ chức tội ác này vẫn tồn tại, vẫn hoành hành, vẫn gây tội ác.

Sau những hình thức cho vay thông thường, nay sinh ra vay qua app. Nạn nhân bị dính vào chiếc bẫy này là như dính vào vòi bạch tuộc, không lối thoát, càng vùng vẫy càng bị trói chặt.

Chị gái của nạn nhân K kể với phóng viên Lao Động: "K kể lại vào khoảng thời gian sau tết có vay 5 triệu đồng của một app để chi tiêu. Thế nhưng đến hạn 7 ngày không trả kịp, số tiền phạt và tiền lãi liên tục tăng lên từng ngày khiến K mất khả năng chi trả. Sau đó, app cho K vay đã giới thiệu các app khác để K vay tiếp nhằm trả nợ khoản vay trước. Cứ thế K vay nhiều app và số tiền nhanh chóng tăng lên hơn 200 triệu đồng".

Với tính chất như vậy, thì không còn là cho vay, mà là cưỡng đoạt tài sản, là trấn lột. Bọn côn đồ dùng bạo lực để cướp đoạt tài sản của người lương thiện, công khai, tàn bạo, coi thường pháp luật.

Không chỉ người vay tiền, mà người thân trong gia đình họ bị khủng bố, bị đe doạ tấn công. Bạn đọc còn nhớ tiệm phở Hoà bị côn đồ tấn công phải đóng cửa vì liên quan đến chuyện nợ nần của một người trong gia đình.

Còn nhiều vụ án hình sự, có yếu tố bạo lực, côn đồ, tấn công người vô tội, thậm chí bắt cóc, hành hạ vì liên quan đến vay nợ và đòi nợ thuê.

Truy tìm các tổ chức cho vay qua app không khó, chứng cứ để xử lý hình sự cũng quá rõ ràng. Phải lôi ra toà các tổ chức tội phạm này để hoàn thành trách nhiệm bảo vệ người dân, bảo vệ pháp luật.

Một xã hội văn minh, một nhà nước pháp quyền một chính quyền có pháp luật, không thể chấp nhận tồn tại tổ chức tội phạm nguy hiểm này.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Vay tiền qua app: Cuộc sống bế tắc của công nhân vì lãi chồng lãi

Đặng Luân |

"Lãi mẹ đẻ lãi con", cả gia đình bị khủng bố điện thoại, đăng ảnh vu khống trên mạng xã hội, thậm chí chưa vay tiền đã bị đòi nợ là nỗi khổ của những nạn nhân vay tiền qua app (ứng dụng trên thiết bị di động).

Vay tiền qua app: Bị truy bức đến đường cùng, nạn nhân kinh hãi tự tử

Huân Cao |

Không ít nạn nhân dính vào đường dây vay tiền qua app đã bị truy bức, dồn vào đường cùng và tìm đến cái chết để giải thoát. Nhiều nạn nhân còn được gợi ý bán thận, bán máu, bán trứng, bán tinh trùng,... để lấy tiền trả nợ cho app.

Ngăn chặn cho vay qua app: Siết chặt và đưa vào diện kinh doanh có điều kiện

Cẩm Hà |

Các hoạt động cho vay bùng nổ qua mạng xã hội và qua các app vay tiền vừa bị triệt phá gần đây như Vaytocdo, Moreloan, VD online được coi là hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending). Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho hay, ngay từ rất sớm đã cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn đối với người dân khi tiếp cận các kênh tài chính này.

Có ngăn được app cho vay nặng lãi lấy thông tin để bôi xấu gây áp lực?

Thế Lâm |

Tình trạng nhiều người vay tiền qua app sau đó bị các app cho vay nặng lãi sử dụng thông tin, hình ảnh cá nhân của họ tung lên Facebook, Zalo và gửi cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp… bôi xấu để gây áp lực trả nợ đang diễn ra khá phổ biến. Đây là hành vi xúc phạm nhân phẩm người khác bị pháp luật nghiêm cấm.

Vay tiền qua app: Thêm nạn nhân ở Đà Nẵng “cầu cứu”

THUỲ TRANG |

Sau loạt bài phản ánh về việc “Vay tiền qua app” bị biến tướng thành tín dụng đen, Báo Lao Động tiếp tục nhận được đơn thư tố cáo và “cầu cứu” của nạn nhân tại Đà Nẵng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Vay tiền qua app: Cuộc sống bế tắc của công nhân vì lãi chồng lãi

Đặng Luân |

"Lãi mẹ đẻ lãi con", cả gia đình bị khủng bố điện thoại, đăng ảnh vu khống trên mạng xã hội, thậm chí chưa vay tiền đã bị đòi nợ là nỗi khổ của những nạn nhân vay tiền qua app (ứng dụng trên thiết bị di động).

Vay tiền qua app: Bị truy bức đến đường cùng, nạn nhân kinh hãi tự tử

Huân Cao |

Không ít nạn nhân dính vào đường dây vay tiền qua app đã bị truy bức, dồn vào đường cùng và tìm đến cái chết để giải thoát. Nhiều nạn nhân còn được gợi ý bán thận, bán máu, bán trứng, bán tinh trùng,... để lấy tiền trả nợ cho app.

Ngăn chặn cho vay qua app: Siết chặt và đưa vào diện kinh doanh có điều kiện

Cẩm Hà |

Các hoạt động cho vay bùng nổ qua mạng xã hội và qua các app vay tiền vừa bị triệt phá gần đây như Vaytocdo, Moreloan, VD online được coi là hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending). Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho hay, ngay từ rất sớm đã cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn đối với người dân khi tiếp cận các kênh tài chính này.

Có ngăn được app cho vay nặng lãi lấy thông tin để bôi xấu gây áp lực?

Thế Lâm |

Tình trạng nhiều người vay tiền qua app sau đó bị các app cho vay nặng lãi sử dụng thông tin, hình ảnh cá nhân của họ tung lên Facebook, Zalo và gửi cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp… bôi xấu để gây áp lực trả nợ đang diễn ra khá phổ biến. Đây là hành vi xúc phạm nhân phẩm người khác bị pháp luật nghiêm cấm.

Vay tiền qua app: Thêm nạn nhân ở Đà Nẵng “cầu cứu”

THUỲ TRANG |

Sau loạt bài phản ánh về việc “Vay tiền qua app” bị biến tướng thành tín dụng đen, Báo Lao Động tiếp tục nhận được đơn thư tố cáo và “cầu cứu” của nạn nhân tại Đà Nẵng.