Ngoại ngữ 1 gì mà tận 7 thứ tiếng

Đào Tuấn |

Tiếng Hàn và tiếng Đức vừa được Bộ GDĐT quyết định trở thành ngoại ngữ 1, tức là môn học “bắt buộc” trong chương trình giáo dục phổ thông, nâng tổng số ngoại ngữ số 1 lên con số...7.

Quyết định ký rồi. Và sẽ có hiệu lực từ 9.2.2021.

Trước đó đã có 5 ngôn ngữ trong danh sách ngoại ngữ 1 là tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Nhật.

Bản danh sách ngoại ngữ số 1 này đúng là đa dạng, cho phép học sinh lựa chọn dựa trên nhu cầu cá nhân, tuy nhiên, nó cũng cho thấy chuyện ôm đồm...

Ngoại ngữ 1 mà có tới 7 thứ ngôn ngữ thì rõ ràng là đã không hề có những mũi nhọn để ưu tiên.

Có lẽ, cần phải nhắc những con số rất tệ hại trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm ngoái. Điểm trung bình môn tiếng Anh chỉ 4,577. Điểm số có nhiều thí sinh đạt được nhất là…3,4. Thậm chí 543 em có từ 1 điểm trở xuống. Một kết quả tồi tệ khiến tiếng Anh trở thành môn “đội sổ” trong kỳ thi.

Nhớ đến Singapore. Sau 5-6 thập niên phát triển chính sách song ngữ khởi sự bởi Tổng thống Lý Quang Diệu, người Singapore từ lâu đã coi Tiếng Anh chính là gia sản lớn nhất ông Lý để lại cho người dân.

Tiếng Anh, từ trường học, tới gia đình, vào công sở đã khiến Singapore thích ứng cực kỳ tốt trước những áp lực của toàn cầu hoá. Việc sử dụng phổ biến ngôn ngữ quốc tế này giúp Singapore, một quốc đảo chỉ cỡ Đà Nẵng, từ lâu đã trở thành…điểm đến, trở thành một trung tâm tài chính quốc tế.

Năm 2007, trong chuyến thăm “người bạn Việt Nam”, ông Lý cũng có một lời chân thành: “Nếu tất cả sinh viên Việt Nam sau này không thể nghe và nói tiếng Anh trôi chảy, chỉ có thể đọc thôi cũng đã là tụt hậu”.

Biết thêm bất cứ một ngôn ngữ nào cũng có cái lợi. Nhưng ít nhất khi đưa thêm một thứ ngôn ngữ vào danh sách ngoại ngữ 1, bộ cũng phải có lời giải thích rõ tại sao. Ít nhất cũng phải tính đến sự phổ biến, hoặc chí ít ra cũng phân tích từ nhu cầu thị trường lao động... chứ không thể cứ thích là đưa vào.

Sự đa dạng cũng có lợi. Nhưng có lẽ, Việt Nam chúng ta cần xác định một ngôn ngữ phổ biến trong giao tiếp, trong giao thương, trong hành chính quốc tế để ưu tiên phát triển.

Có câu, nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.

Có lẽ, chúng ta cần một tư lệnh ngành Giáo dục quyết đoán để chọn 1 thứ làm ngoại ngữ số 1. Ít nhất, để tránh rơi vào cảnh cái gì cũng học nhưng rồi lại chẳng thông thạo cái gì.

Hãy cứ nhìn lại kết quả kỳ thi năm ngoái một lần nữa mà xem. Nó tệ hại vô cùng và đó cũng là một hậu quả của giáo dục.

Đào Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Bộ GDĐT giải thích thông tin tiếng Hàn là ngoại ngữ "bắt buộc"

Đặng Chung |

Bộ GDĐT có Quyết định 712/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn, tiếng Đức hệ 10 năm thí điểm. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9.2.2021.

Đề xuất bãi bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với hai nhóm công chức

Trần Kiều |

Bộ Nội vụ đã dự thảo Thông tư trong đó có nhiều đề xuất mới theo hướng bãi bỏ yêu cầu về chứng chỉ, bằng cấp trong tiêu chuẩn trình độ, đào tạo của công chức chuyên ngành hành chính và chuyên ngành văn thư.

Chính sách mới từ tháng 3: Giáo viên không cần chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

Vương Trần |

Từ tháng 3.2021, nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành như thời hạn bảo hiểm xe máy bắt buộc kéo dài 3 năm, giáo viên không cần chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; thay đổi cách xếp lương giáo viên từ mầm non đến THCS công lập…

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Bộ GDĐT giải thích thông tin tiếng Hàn là ngoại ngữ "bắt buộc"

Đặng Chung |

Bộ GDĐT có Quyết định 712/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn, tiếng Đức hệ 10 năm thí điểm. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9.2.2021.

Đề xuất bãi bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với hai nhóm công chức

Trần Kiều |

Bộ Nội vụ đã dự thảo Thông tư trong đó có nhiều đề xuất mới theo hướng bãi bỏ yêu cầu về chứng chỉ, bằng cấp trong tiêu chuẩn trình độ, đào tạo của công chức chuyên ngành hành chính và chuyên ngành văn thư.

Chính sách mới từ tháng 3: Giáo viên không cần chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

Vương Trần |

Từ tháng 3.2021, nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành như thời hạn bảo hiểm xe máy bắt buộc kéo dài 3 năm, giáo viên không cần chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; thay đổi cách xếp lương giáo viên từ mầm non đến THCS công lập…