Ngô Minh Hiếu 10 năm cõng bạn và lời nói khẳng khái

Lê Thanh Phong |

10 năm cõng bạn đi học, chừng đó đã đủ để người đời ngả nón khâm phục. Nhưng chưa, Ngô Minh Hiếu còn thể hiện bản lĩnh, nhân cách của mình khi được cộng đồng ca ngợi, tôn vinh.

“Em rất xúc động và cảm ơn tất cả mọi người. Đặc biệt là cám ơn các thầy cô giáo đã âm thầm lo lắng cho em và có ý định gọi ra Trường Đại học Y Hà Nội để xem có cách nào giúp em. Quả thực những ý tốt của thầy cô, em không được biết. Nhưng dù Trường Đại học Y Hà Nội có đặc cách, em cũng xin từ chối”, đó là phát biểu của Ngô Minh Hiếu người suốt 10 năm qua cõng bạn tới trường ở Thanh Hóa.

Một nhân cách đáng nể trọng, cho dù bạn là một học sinh mới rời trường phổ thông.

Cõng bạn một hai ngày thì dễ, một hai tháng đã khó, một hai năm đã là điều phi thường. Nhưng không, Ngô Minh Hiếu cõng bạn suốt 10 năm để giúp bạn đến trường. Nguyễn Tất Minh đã đỗ vào Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, và Minh đã bước vào trường đại học bằng cái đầu của mình và bằng đôi chân của Hiếu.

Câu chuyện cảm động về tình bạn, về nghị lực của Hiếu và Minh là bài học cho bao bạn trẻ khác. Không ít người, "nhà có điều kiện", nhưng ăn chơi đua đòi, phá gia chi tử, phá làng phá xóm. Còn Minh với đôi chân co quắp, nhưng vẫn vào được Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Một bước đi của cuộc đời chàng trai tàn tật nhưng quá có ý nghĩa.

Trở lại chuyện Ngô Minh Hiếu cảm ơn cộng đồng về đề xuất được đặc cách vào Trường Đại học Y Hà Nội, Hiếu đã thật vui khi mọi người quan tâm đến mình, mặc dù việc cõng bạn đi học 10 năm qua của Hiếu không phải là để cho ai khen ngợi.

Hiếu cũng không lấy việc 10 năm cõng bạn như một thứ công lao, để rồi lấy công lao đó để đổi lại điểm đặc cách vào Trường Đại học Y Hà Nội, bởi vì Hiếu thiếu 0,25 điểm.

Hiếu cho rằng, mình thiếu 0,25 điểm, nhưng có nhiều bạn lại chỉ thiếu 0,05 điểm, nếu mình được đặc cách thì thành xin - cho và sẽ làm mất đi truyền thống của nhà trường.

Cách ứng xử của Ngô Minh Hiếu đáng để nhiều người suy nghĩ. Không kể công, không ồn ào vì sự nổi tiếng, không muốn dành lợi thế để tạo ra sự bất công cho người khác.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Đôi bạn 10 năm cõng nhau đi học: Ra Hà Nội, ai sẽ cõng Minh đến trường

QUÁCH DU |

Biết mình thiếu 0,25 điểm mới đỗ vào Trường Y Hà Nội, Hiếu đã rất buồn khi ước mơ của mình không thành hiện thực, rồi em nghĩ đến Minh. "Tới đây, khi Minh ra Hà Nội theo học thì ai sẽ ở bên chăm sóc, ai sẽ cõng bạn đến trường…” – Hiếu tâm sự.

10 năm cõng bạn đi học: Miễn học phí cho Hiếu, hỗ trợ điều trị cho Minh

Thùy Linh |

Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo- Bộ Y tế đã gửi thư khen 2 bạn trẻ Ngô Minh Hiếu và Nguyễn Tất Minh suốt 10 năm cõng bạn đi học. Câu chuyện về đôi bạn thân này đã gây xúc động mạnh trong cộng đồng.

Đôi bạn Thanh Hoá cõng nhau suốt 10 năm phải chia xa vì thiếu 0,25 điểm

QUÁCH DU |

Đôi bạn suốt 10 năm cõng nhau tới trường là Hiếu và Minh. Trong khi Minh đỗ vào trường mình mong muốn, còn Hiếu thì không, vì thiếu 0,25 điểm.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Đôi bạn 10 năm cõng nhau đi học: Ra Hà Nội, ai sẽ cõng Minh đến trường

QUÁCH DU |

Biết mình thiếu 0,25 điểm mới đỗ vào Trường Y Hà Nội, Hiếu đã rất buồn khi ước mơ của mình không thành hiện thực, rồi em nghĩ đến Minh. "Tới đây, khi Minh ra Hà Nội theo học thì ai sẽ ở bên chăm sóc, ai sẽ cõng bạn đến trường…” – Hiếu tâm sự.

10 năm cõng bạn đi học: Miễn học phí cho Hiếu, hỗ trợ điều trị cho Minh

Thùy Linh |

Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo- Bộ Y tế đã gửi thư khen 2 bạn trẻ Ngô Minh Hiếu và Nguyễn Tất Minh suốt 10 năm cõng bạn đi học. Câu chuyện về đôi bạn thân này đã gây xúc động mạnh trong cộng đồng.

Đôi bạn Thanh Hoá cõng nhau suốt 10 năm phải chia xa vì thiếu 0,25 điểm

QUÁCH DU |

Đôi bạn suốt 10 năm cõng nhau tới trường là Hiếu và Minh. Trong khi Minh đỗ vào trường mình mong muốn, còn Hiếu thì không, vì thiếu 0,25 điểm.