Ngập lụt phố núi Đà Lạt - lời cảnh báo của thiên nhiên

Lê Thanh Phong |

Cơn mưa tương đối lớn kéo dài gần 1 tiếng đã khiến đoạn đường Phan Đình Phùng, phường 2, thành phố Đà Lạt và khu vực hẻm 33 Nguyễn Công Trứ bị ngập sâu trong nước.

Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) dự định đón lượng khách lớn dịp nghỉ lễ 2.9, nhưng trận lụt này cũng làm hỏng đi phần nào niềm vui của du khách cũng như người dân địa phương.

“Phòng khách nhà tôi cũng chính là văn phòng công ty của gia đình. 7 chiếc máy tính không kịp di chuyển bị nước ngập nên hỏng hết. Cả tủ lạnh, máy giặt cũng chỉ kịp rút điện ra, giờ cũng không biết sao nữa, chắc cũng hỏng luôn rồi" - lời của một người dân ở khu vực ngập lụt cho thấy người dân rất bất ngờ, không có sự sẵn sàng cho sự cố ngập lụt.

Và thực tế là, nước dâng lên quá nhanh, người dân không kịp trở tay.

Lâu nay, Đà Lạt chưa có trận ngập lụt lớn và đối với trận lụt này, phải xem là lời cảnh báo từ thiên nhiên.

Vì sao nước lên nhanh? Câu trả lời là cống thoát nước không kịp, rác ngập khắp nơi, ngập từ trong cống đến ngoài miệng cống, người dân phải móc rác để nước thoát. Hãy xem lại tình trạng xả rác bừa bãi ở thành phố này. Đà Lạt nổi tiếng với những trận núi rác Cam Ly sụp đổ, tràn vào vườn nhà dân. Nếu không quản lý thu gom và xử lý rác tốt, nhiều khu vực ở Đà Lạt sẽ bị ngập lụt do rác nghẹt cống như tình trạng của TPHCM.

Vì sao nước lên nhanh? Vì đô thị hóa nhanh nên Đà Lạt mất nhiều diện tích mặt đất, thay vào đó là bê tông, nhựa đường, xi măng. Nếu chỉ xây dựng nhà cửa, công trình, khu đô thị mà bỏ qua quy luật thoát nước của tự nhiên thì cái giá phải trả là ngập lụt. Không điều trị căn bệnh này sớm, sẽ đến lúc không thể cứu được nữa giống như TPHCM.

Vì sao nước lên nhanh? Câu trả lời là rừng thông đã mất dần và chúng ta phải trả giá cho việc phá rừng. Nhiều vụ phá rừng đã xảy ra, mới đây là vụ cưa hạ hàng trăm cây thông ba lá tại lô a và lô b, khoảnh 15 Tiểu khu 144B. Đầu tháng 8 vừa qua, Công an Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với 3 bị can để điều tra về hành vi hủy hoại rừng.

Năm 2018, tỉnh Lâm Đồng có văn bản thẩm định hiện trạng tài nguyên rừng, cây xanh nội ô Đà Lạt. Theo đó, chỉ sau 20 năm, diện tích rừng nội ô Đà Lạt giảm hơn 200ha, trung bình mỗi năm rừng nội ô Đà Lạt giảm 10ha.

Hãy dừng lại các dự án bất động sản, xây biệt thự, phân lô bán nền mà phải trả giá bằng cái chết của rừng thông. Đà Lạt không còn những rừng thông thì thành phố mộng mơ sẽ là thành phố ngập lụt.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm hộ dân ở Đà Lạt bị ngập nặng sau cơn mưa chiều

Phương Nhiên |

Lâm Đồng - Chiều ngày 1.9, cơn mưa kéo dài khoảng gần 1 tiếng đã khiến hàng trăm hộ dân trên đường Phan Đình Phùng (đầu giao cắt với Xô Viết Nghệ Tĩnh, thuộc phường 2 TP Đà Lạt) và khu vực hẻm 33 Nguyễn Công Trứ bị ngập sâu trong nước 50-70cm. Nhiều đồ dùng, trang thiết bị sinh hoạt bị ngập nước gây hư hỏng nặng.

Hàng trăm hộ dân ở phố núi Đà Lạt bị ngập nặng sau trận mưa chiều

Phương Nhiên |

Lâm Đồng - Chiều ngày 1.9, sau cơn mưa tương đối lớn kéo dài gần 1 tiếng đã khiến đoạn đường Phan Đình Phùng (phường 2, TP.Đà Lạt) và khu vực hẻm 33 Nguyễn Công Trứ bị ngập sâu trong nước, kéo theo bùn đất, rác rưởi tràn vào nhà dân. Nhiều đồ dùng, vật dụng, trang thiết bị sinh hoạt, đặc biệt là đồ điện tử bị ngập nước, hư hỏng nặng.

Cảnh báo nguy cơ sạt lở ở khu vực đồi núi Đà Lạt

Phương Nhiên |

Đà Lạt - Đà Lạt bước vào mùa mưa năm nay với lưu lượng mưa lớn và kéo dài liên tục. Trong khi đó, quá trình đô thị hóa thành phố đã làm cho các dòng chảy tự nhiên bị bồi lấp, nền đất yếu do bị ngậm nước một thời gian dài gây nguy cơ sạt lở cao, đặc biệt là các khu vực đồi núi…

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Hàng trăm hộ dân ở Đà Lạt bị ngập nặng sau cơn mưa chiều

Phương Nhiên |

Lâm Đồng - Chiều ngày 1.9, cơn mưa kéo dài khoảng gần 1 tiếng đã khiến hàng trăm hộ dân trên đường Phan Đình Phùng (đầu giao cắt với Xô Viết Nghệ Tĩnh, thuộc phường 2 TP Đà Lạt) và khu vực hẻm 33 Nguyễn Công Trứ bị ngập sâu trong nước 50-70cm. Nhiều đồ dùng, trang thiết bị sinh hoạt bị ngập nước gây hư hỏng nặng.

Hàng trăm hộ dân ở phố núi Đà Lạt bị ngập nặng sau trận mưa chiều

Phương Nhiên |

Lâm Đồng - Chiều ngày 1.9, sau cơn mưa tương đối lớn kéo dài gần 1 tiếng đã khiến đoạn đường Phan Đình Phùng (phường 2, TP.Đà Lạt) và khu vực hẻm 33 Nguyễn Công Trứ bị ngập sâu trong nước, kéo theo bùn đất, rác rưởi tràn vào nhà dân. Nhiều đồ dùng, vật dụng, trang thiết bị sinh hoạt, đặc biệt là đồ điện tử bị ngập nước, hư hỏng nặng.

Cảnh báo nguy cơ sạt lở ở khu vực đồi núi Đà Lạt

Phương Nhiên |

Đà Lạt - Đà Lạt bước vào mùa mưa năm nay với lưu lượng mưa lớn và kéo dài liên tục. Trong khi đó, quá trình đô thị hóa thành phố đã làm cho các dòng chảy tự nhiên bị bồi lấp, nền đất yếu do bị ngậm nước một thời gian dài gây nguy cơ sạt lở cao, đặc biệt là các khu vực đồi núi…