Ngậm ngùi, tích luỹ 28-30 năm mới mua được nhà

Đào tuấn |

Giấc mơ ngôi nhà và những đứa trẻ của công nhân, của dân nghèo trở nên ngày càng xa vời, khi nhà ở xã hội lọt tay những cán bộ đi xe tiền tỉ. Và khi giá nhà đất ngày càng cao, người lao động phải mất 28-30 năm tích lũy mới mua được.

Lần lượt, lần lượt, các cán bộ ở Đắk Lắk đã xin trả lại nhà ở xã hội. Một điều tra trên Báo Lao Động cho biết, trong danh sách mua, thuê nhà ở xã hội, có 6 cán bộ Văn phòng UBND tỉnh, 7 cán bộ Kiểm toán; 8 cán bộ thuộc Sở Xây dựng, cả thuế nữa.

Ngần đó cán bộ, trên tổng số chỉ 180 căn của toàn dự án.

Nếu họ là “người thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở” theo tiêu chí dự án, thì đi một nhẽ, nhưng không ít người trong đó đang đi xe tiền tỉ.

Chúng ta cần phải nói thẳng với nhau, đó là trục lợi chính sách, chẳng những tước đi cơ hội của người nghèo mà còn tạo ra sự bất bình đẳng, mất mát niềm tin rất lớn vào những dự án hướng tới mục đích rất tốt đẹp: Đảm bảo quyền có nhà ở của mỗi công dân.

Nhưng ước mơ ngôi nhà của người nghèo ngày càng xa vời không chỉ vì trục lợi chính sách.

Chuyên gia bất động sản Nguyễn Quốc Anh mới đây đưa ra những con số giật mình. Chẳng hạn, giá nhà quận Hoàn Kiếm năm 2002 bình quân khoảng 11 triệu đồng/m2. Tới 2020, đã tăng lên 360 triệu/m2.

33 lần sau 18 năm. Quá khủng khiếp.

Trong khi đó, so sánh với giá vàng - một kênh tài sản tương tự, thì 2 thập kỷ qua, giá vàng chỉ tăng lên mức khoảng 55 triệu đồng/m2, tức là chỉ khoảng 8 lần.

Tốc độ tăng giá bất động sản đã gấp 4 lần tốc độ tăng của giá vàng. Lại càng vượt xa so với mức thu nhập bình quân của người dân.

Một thống kê được ông Quốc Anh đưa ra cho thấy, với mức giá bình quân 2.200-2.400 USD/m2, người lao động TPHCM phải mất khoảng 30 năm và Hà Nội là từ 25-28 năm tích lũy mới mua được nhà.

Lưu ý, đây là số liệu được đưa ra trước thời điểm cơn sốt đất trong hiện tại.

Đắk Lắk đã có chỉ đạo nóng, yêu cầu Công an và ban ngành liên quan kiểm tra làm rõ và xử lý nghiêm những đơn vị cá nhân liên quan đến việc tiếp tay, môi giới, móc nối hay thực hiện sai quy định việc thẩm định, xét duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội.

Chính phủ, cũng vừa ban hành nghị định 49 nâng mức vay tối đa, kéo dài thời gian trả nợ cho người thuê, mua nhà ở xã hội.

Những nỗ lực rất lớn. Nhưng điều đó chỉ có ý nghĩa nếu cơn sốt nhà đất nhanh chóng chấm dứt. Bởi sau “cơn sốt” này, có lẽ thời gian tích luỹ để mua được một ngôi nhà không còn là 25-30 năm nữa.

Đào tuấn
TIN LIÊN QUAN

Có cơ chế “gỡ khó” cho nhà ở xã hội

Cao Nguyên - Hương Ánh |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20.10.2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Việc sửa đổi lần này được đánh giá sẽ gỡ vướng cho nhà ở xã hội trong thời gian qua và phát triển loại hình nhà ở xã hội trong thời gian tới.

Giành suất mua nhà ở xã hội của người nghèo, nuốt không trôi thì xin trả

Thanh Hải |

Cả chục cán bộ ở Đắk Lắk, không thuộc đối tượng ưu tiên nhưng vẫn mua được nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp. Bị báo chí phát giác khi rao bán thì làm đơn xin trả lại. Sao lại có chuyện dễ dàng quá vậy?

Cán bộ, công chức móc nối với "cò đất" để trục lợi sẽ bị xử lý

BẢO TRUNG |

Liên quan đến nạn "cò đất" rao bán trái phép nhà ở xã hội (NƠXH) giá rẻ cho cán bộ, công chức, viên chức tràn lan trên mạng xã hội mà báo Lao Động đã liên tục phản ánh, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các đơn vị liên quan làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm những trường hợp móc nối với "cò đất" để trục lợi bất chính...

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo. 

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.  

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital. 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Có cơ chế “gỡ khó” cho nhà ở xã hội

Cao Nguyên - Hương Ánh |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20.10.2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Việc sửa đổi lần này được đánh giá sẽ gỡ vướng cho nhà ở xã hội trong thời gian qua và phát triển loại hình nhà ở xã hội trong thời gian tới.

Giành suất mua nhà ở xã hội của người nghèo, nuốt không trôi thì xin trả

Thanh Hải |

Cả chục cán bộ ở Đắk Lắk, không thuộc đối tượng ưu tiên nhưng vẫn mua được nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp. Bị báo chí phát giác khi rao bán thì làm đơn xin trả lại. Sao lại có chuyện dễ dàng quá vậy?

Cán bộ, công chức móc nối với "cò đất" để trục lợi sẽ bị xử lý

BẢO TRUNG |

Liên quan đến nạn "cò đất" rao bán trái phép nhà ở xã hội (NƠXH) giá rẻ cho cán bộ, công chức, viên chức tràn lan trên mạng xã hội mà báo Lao Động đã liên tục phản ánh, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các đơn vị liên quan làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm những trường hợp móc nối với "cò đất" để trục lợi bất chính...