Nên tăng gấp đôi mức phạt hay buộc lao động công ích?

ĐÀO TUẤN |

Cùng một mục tiêu giảm vi phạm giao thông, trong khi TPHCM định tăng gấp đôi mức phạt thì Đà Nẵng tính chuyện “buộc lao động công ích”. Và sự khác biệt có khi lại ở hai chữ “đặc thù”.

Câu chuyện TPHCM đề nghị tăng gấp đôi mức phạt được Giám đốc Sở GTVT Bùi Xuân Cường nói khá thẳng thắn. Rằng mục tiêu là để “giảm ùn tắc”; rằng “11 tháng của năm 2017 có 97 người chết từ các vụ lưu thông không đúng phần đường, hoặc vi phạm tốc độ làm 33 người chết”; rằng “Không phải chờ đến lúc người dân vi phạm để xử lý mà làm sao để hạn chế tối đa hành vi vi phạm”.

Và cái “rằng” quan trọng nhất: Lần này bàn việc triển khai cơ chế đặc thù, trong đó có xem xét việc tăng một số phí, lệ phí và các khoản thuế... Vì thế đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông trong thời điểm này là phù hợp”.

Có nghĩa, nguyên nhân tăng là vì phòng ngừa, vì có cơ chế, hơn là vì tình huống cấp bách bức thiết đến mức không thể không tăng.

Cũng phải khẳng định ngay, với một mật độ 8 triệu phương tiện, mỗi tháng có thêm 30.000 phương tiện đăng ký mới, vấn đề ùn tắc ở thành phố là mật độ, là quản lý phương tiện và là sự yếu kém của hạ tầng giao thông chứ không phải là vi phạm.

Lấy việc tăng gấp đôi mức xử phạt vi phạm, phải chăng cũng giống như là cho uống thuốc đau đầu để chữa bệnh đường tiêu hoá?

Chuyên gia giao thông - TS Phạm Sanh bình luận rất đúng thế này: Điều cần bây giờ là đổi mới cách xử phạt, áp dụng công nghệ hình ảnh ghi nhận vi phạm, không xử phạt thủ công để tránh tiêu cực... Chúng ta đòi hỏi người dân có ý thức nhưng vẫn còn hối lộ, tiêu cực thì không được. Lực lượng chức năng phải làm gương, thấy cảnh sát nghiêm, chắc chắn dân sẽ có thái độ khác.

Rõ ràng, vấn đề của TPHCM cũng như ở Việt Nam nói chung không ở mức phạt còn nhẹ, mà nó ở việc xử lý chưa quyết liệt, thiếu nghiêm túc, chưa kể đến việc “cưa đôi”, tiêu cực.

Cho nên, thay cho việc tăng gấp đôi, cùng với áp lực thuế phí lên đầu dân, thành phố hãy bắt đầu bằng việc xử lý nghiêm các vi phạm.

Hôm rồi, Đà Nẵng đưa ra một biện pháp văn minh, rất đáng để học hỏi. Đó là đề xuất đưa đối tượng vi phạm đi lao động công ích. Nếu thay việc tăng xử phạt kiểu đặc thù bằng lao động công ích, khẳng định, sẽ chẳng có ai phản đối cả. Bởi đó là biện pháp vừa duy trì được kỷ cương khi vi phạm được xử lý không phân biệt đối tượng, vừa tránh được tiêu cực, lại vừa không chất thêm gánh nặng cho dân.

Chẳng phải chính ông giám đốc sở từng khẳng định tăng gấp đôi mức phạt là “tăng sự răn đe chứ không nhằm tăng nguồn thu”?!

ĐÀO TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Lái xe nghe điện thoại, chở ba, vượt đèn đỏ... 1 ngày bạn vi phạm bao nhiêu lỗi giao thông?

Dung Hà |

Vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định… là những hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận được tại một số tuyến đường ở khu vực Cầu Giấy chỉ trong 1h đồng hồ. 

Cảnh sát giao thông có quyền mặc thường phục bắt người vi phạm không?

Dung Hà |

Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ - nguyên cán bộ xử lý của Đội CSGT số 1 (Công an TP Hà Nội) cho hay, CSGT được phép hóa trang, mật phục để quan sát người vi phạm giao thông, Còn trường hợp CSGT mặc thường phục kiểm tra phương tiện, xử lý vi phạm, điều này pháp luật không cho phép.

Bị người vi phạm lăng mạ, cảnh sát giao thông có nên cưỡng chế?

Cường Ngô |

Thượng tá Cảnh sát giao thông (CSGT) cho rằng, trường hợp bị người vi phạm lăng mạ khi đang làm nhiệm vụ, CSGT hoàn toàn có quyền cưỡng chế để răn đe, kịp thời ngăn chặn những hành vi nguy hại cho bản thân người thi hành công vụ và người tham gia giao thông.

Hàng quán TPHCM mở cửa mùng 3 Tết, chưa ghi nhận tình trạng "chặt chém"

Huân Cao |

Mùng 3 Tết (ngày 24.1), nhiều hàng quán ở TPHCM đã mở cửa hoạt động phục vụ khách. Theo ghi nhận của PV, nhiều quán đều phụ thu thêm 10% để bù đắp chi phí tăng cao và trả lương thêm cho nhân viên phục vụ ngày Tết.

Dự báo diễn biến không khí lạnh trong những ngày Tết Nguyên đán tiếp theo

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, trong những ngày nghỉ tiếp theo của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, không khí lạnh duy trì cường độ ổn định tác động đến thời tiết Bắc Bộ và Trung Bộ.

Về nơi kiêng tiêu tiền trong ngày Tết ở Sơn La

Chuyên Công |

Tết người Mông ở một số địa phương vùng cao Tây Bắc có những tập tục, tín ngưỡng đặc trưng và lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong đó phải kể đến tập tục kiêng tiêu tiền, kiêng ăn rau và cơm chan canh, cho dụng cụ lao động nghỉ ngơi...

Chia sẻ cuối của bà Jacinda Ardern trên cương vị Thủ tướng New Zealand

Thanh Hà |

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 24.1 bày tỏ biết ơn thời gian tại vị đồng thời nhấn mạnh những vụ quấy rối trực tuyến liên tục không phải là lý do khiến bà từ chức.

Những mẻ cá đầu năm mới của người dân miền biển Thái Bình

Lương Hà |

Với ngư dân miền biển Thái Bình, chuyến ra khơi đầu năm ngoài hy vọng những mẻ lưới thắng lợi, đầy ắp cá tôm, còn mang ý nghĩa cầu mong cho một năm thuận buồm xuôi gió.

Lái xe nghe điện thoại, chở ba, vượt đèn đỏ... 1 ngày bạn vi phạm bao nhiêu lỗi giao thông?

Dung Hà |

Vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định… là những hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận được tại một số tuyến đường ở khu vực Cầu Giấy chỉ trong 1h đồng hồ. 

Cảnh sát giao thông có quyền mặc thường phục bắt người vi phạm không?

Dung Hà |

Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ - nguyên cán bộ xử lý của Đội CSGT số 1 (Công an TP Hà Nội) cho hay, CSGT được phép hóa trang, mật phục để quan sát người vi phạm giao thông, Còn trường hợp CSGT mặc thường phục kiểm tra phương tiện, xử lý vi phạm, điều này pháp luật không cho phép.

Bị người vi phạm lăng mạ, cảnh sát giao thông có nên cưỡng chế?

Cường Ngô |

Thượng tá Cảnh sát giao thông (CSGT) cho rằng, trường hợp bị người vi phạm lăng mạ khi đang làm nhiệm vụ, CSGT hoàn toàn có quyền cưỡng chế để răn đe, kịp thời ngăn chặn những hành vi nguy hại cho bản thân người thi hành công vụ và người tham gia giao thông.